Thúc đẩy bình đẳng giới và GD trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số

Các đại biểu tại buổi Lễ giới thiệu Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục trẻ em gái ở các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam”. Ảnh Thanh Tuấn
Các đại biểu tại buổi Lễ giới thiệu Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục trẻ em gái ở các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam”. Ảnh Thanh Tuấn
Đại diện UNESCO, Bộ GD&ĐT, cùng các cơ quan chức năng liên quan đồng quan điểm trong việc hướng tới mức sống và giáo dục tốt hơn, nhằm nâng cao tiếng nói của trẻ em và phụ nữ dân tộc thiểu số. (ảnh: Thanh Tuấn)

Đại diện UNESCO, Bộ GD&ĐT, cùng các cơ quan chức năng liên quan đồng quan điểm trong việc hướng tới mức sống và giáo dục tốt hơn, nhằm nâng cao tiếng nói của trẻ em và phụ nữ dân tộc thiểu số. (ảnh: Thanh Tuấn)

Sáng kiến “Chúng ta có thể” của UNECO hướng tới mức sống và giáo dục tốt hơn, nhằm nâng cao tiếng nói của trẻ em và phụ nữ dân tộc thiểu số.
Dự án này thực hiện trong 3 năm, do Quỹ Malala UNESCO vì quyền học tập của trẻ em gái cấp vốn, với sự hỗ trợ tài chính từ Tập đoàn CJ (Hàn Quốc). Dự án tập trung hướng tới nâng cao khả năng tiếp cận GD và hoàn thành việc học tập của trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái cấp THCS, tăng cường cơ hội có việc làm của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: “Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có nhiều dự án hướng tới việc tăng cường khả năng sẵn sàng đi học, cải thiện kết quả học tập, tạo môi trường học tập có chất lượng và an toàn cho trẻ em dân tộc thiểu số”.

Ông Kamal Malhotra (Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam) nhấn mạnh vấn đề trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, gặp hạn chế về khả năng tiếp cận GD. (ảnh Thanh Tuấn)
    Ông Kamal Malhotra (Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam) nhấn mạnh vấn đề trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, gặp hạn chế về khả năng tiếp cận GD. (ảnh Thanh Tuấn)

Được biết, năm 2015, UNESCO và Bộ GD&ĐT đã ký Thỏa thuận hợp tác thực hiện Sáng kiến về bình đẳng giới và GD trẻ em gái tại Việt Nam. Về Thỏa thuận Bộ GD&ĐT tiếp tục ký với UNESCO trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa bày tỏ mong muốn: “Dự án sẽ giải quyết được một số vấn đề, bao gồm: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của GD, đặc biệt là với trẻ em gái; Cấp học bổng cho HS nữ dân tộc thiểu số cấp THCS...”.

Ông Kamal Malhotra (Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam) nhấn mạnh vấn đề trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, gặp hạn chế về khả năng tiếp cận GD.

Đại diện của UNESCO tại Việt Nam ông Michael Croft (ngoài cùng bên phải) khẳng định: "UNESCO sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan đến hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ đân tộc thiểu số". (ảnh: Thanh Tuấn)
 Đại diện của UNESCO tại Việt Nam ông Michael Croft (ngoài cùng bên phải) khẳng định: "UNESCO sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan đến hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ đân tộc thiểu số". (ảnh: Thanh Tuấn)
Đại diện của UNESCO tại Việt Nam ông Michael Croft khẳng định: "UNESCO sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan đến hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ đân tộc thiểu số, giúp đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng nền GD có chất lượng và cơ hội việc làm trong môi trường an toàn, thân thiện, không bạo lực và lạm dụng".

Bà Heekyung Jo Min (Phó Giám độc Chương trình CSV toàn cầu, Tập đoàn CJ) bày tỏ: “Bên cạnh hỗ trợ tài chính cho Dự án, chúng tôi còn có kế hoạch triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của GD cho trẻ em gái, thông qua chương trình văn hóa của tập đoàn CJ”.

Với phương châm “Hướng tới mức sống và giáo dục tốt hơn”, Dự án sẽ nhằm thu hút sự tham gia của 16.000 người, bao gồm HS, GV, hiệu trưởng các trường dân tộc thiểu số, cán bộ GD, phụ huynh và các thành viên khác trong cộng đồng tại 3 tỉnh Hà Giang, Ninh Thuận, Sóc Trăng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.