Công tác cứu trợ sau mưa lũ đang được đẩy mạnh

GD&TĐ - Tính đến 18h ngày 21/10, số người chết và mất tích do mưa lũ đã tăng lên 134. Công tác cứu trợ nhu yếu phẩm và trang thiết bị đang được Đảng, nhà nước và các tổ chức đẩy mạnh.

Tính đến 18h ngày 21/10, số người chết và mất tích do mưa lũ đã tăng lên 134 (số người chết 112, số người mất tích 22 người).
Tính đến 18h ngày 21/10, số người chết và mất tích do mưa lũ đã tăng lên 134 (số người chết 112, số người mất tích 22 người).

Theo Báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TƯ về PCTT, thiệt hại do mưa lũ từ ngày 6/10 đến 18h ngày 21/10 như sau: Tổng số người chết và mất tích 134. Số người chết 112. Số người mất tích 22 người.

Công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý xuất gạo dự trữ quốc gia và tạm cấp từ dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 hỗ trợ 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Hà Tĩnh mỗi tỉnh 1.000 tấn gạo và 100 tỷ đồng để cứu trợ khẩn cấp cho người dân vùng lũ, thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn, an sinh xã hội.

Quân khu 4 đã cử các đoàn công tác đến thăm và trao 1.200 thùng mì tôm, 2 tấn gạo, 8,5 tấn lương khô hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các huyện, thị xã và thành phố Huế huy động lực lượng hỗ trợ người dân tập trung khắc phục nhà cửa bị hư hỏng, tổ chức dọn dẹp vệ sinh để đảm bảo sinh hoạt trở lại của người dân; tập trung chỉ đạo khôi phục đường giao thông, hệ thống điện, viễn thông sau khi lũ rút; cấp phát và phân phối 78 tấn gạo, 450 thùng bánh gạo và 38.700 mì tôm, 150 suất hàng hỗ trợ khẩn cấp.

Các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh và quân khu 4 huy động nhiều phương tiện, vật tư, máy móc, nhân lực để tổ chức di dời dân và khắc phục hậu quả do mưa lũ, ngập sâu diện rộng, sạt lở đất.

Các đơn vị liên tục hỗ trợ người dân vùng lũ

Trước những thiệt hại nghiêm trọng do áp thấp và mưa lũ gây ra, Đảng và nhà nước đã và đang  khẩn trương triển khai nhiều hoạt động ứng phó, hỗ trợ khắc phục hậu quả kịp thời giúp người dân giảm bớt phần nào những thiệt hại. Chia sẻ những khó khăn mất mát của người dân Việt Nam, Trung tâm điều phối ASEAN về điều phối nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ tới người dân hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, gồm 500 bộ sửa chữa nhà cửa và 650 bộ nhà bếp cho mỗi tỉnh, nhằm giúp người dân trong vùng bị ảnh hưởng bão lũ có thể khắc phục hậu quả do thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.

Chia sẻ những khó khăn mất mát của người dân Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ tới nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 50 máy lọc nước và 250 tấm trải nhựa, nhằm giúp người dân trong vùng bị ảnh hưởng bão lũ có thể khắc phục hậu quả do thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Tổng cục Phòng, chống thiên tai sẽ tiếp nhận số hàng trên và chuyển cho người dân vùng lũ các tỉnh Thừa Thiên Huế.

Số hàng viện trợ này ngay lập tức đã được chuyển từ Nhật Bản và sẽ về tới Sân bay Đà Nẵng làm hai đợt. Đợt đầu tiên vào 14h ngày 19/10/2020 và đã được đưa hàng cứu trợ đến tay người dân vùng thiên tai.

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam hỗ trợ rất nhiều trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn cho các tỉnh chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ ở miền Trung.
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam hỗ trợ rất nhiều trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn cho các tỉnh chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ ở miền Trung.

Để chủ động ứng phó với những tai nạn sự cố tại khu vực trong mùa mưa bão, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam; Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đã điều động các phương tiện tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng, cơ động đến ứng trực tại các khu vực ảnh hưởng trực tiếp của bão, lũ, tại Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng… để kịp thời ứng phó với các tình huống khẩn cấp xảy ra. Đặc biệt là tiếp tục ứng phó với cơn bão số 8, là cơn bão rất mạnh dự kiến đổ bộ vào khu vực miền Trung.

Với trách nhiệm của một đơn vị phụ trách công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên toàn bộ vùng biển Việt Nam, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đã điều động các đội cứu nạn trực tiếp đến chi viện cho các tỉnh miền Trung với các trang thiết bị cứu sinh, cứu hộ dùng cho công tác cứu nạn như áo phao, phao bè cứu sinh chuyên dụng.

Từ 18/10/2020, đội cứu nạn xuất phát từ Đà Nẵng chi viện cho hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, hỗ trợ các lực lượng cứu nạn tại địa phương trên 500 áo phao. Trong đêm ngày 20/10/2020, đội cứu nạn tiếp tục hỗ trợ 1.000 áo phao, 500 phao tròn.

Từ Hải Phòng và Cửa Lò, Nghệ An, hai đội ứng cứu được cử vào khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình với 3 xe tải loại 5 tấn chở thiết bị cứu sinh vượt khó khăn về điều kiện lũ lụt chia cắt, hỗ trợ cho các địa phương. Trong đó, các đội cứu hộ đã hỗ trợ cho các khu vực đang bị lũ lụt chia cắt nặng nề thuộc tỉnh Hà Tĩnh gồm thành phố Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên 1500 phao áo và 27 phao bè cứu sinh, thị xã Kỳ Anh 700 áo phao và 3 phao bè cứu sinh.

Trong ngày 21/10/2020, các đội ứng cứu sẽ tiếp tục tiến sâu vào các khu vực lũ lụt tại Quảng Bình, cung cấp thêm 500 áo phao, hàng nghìn phao tròn cho lực lượng cứu nạn các địa phương và sẵn sàng hỗ trợ ứng phó với các diễn biến xấu của thời tiết trong các thời gian tiếp theo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quang Hải cân nhắc tiếp tục xuất ngoại.

Quang Hải chuẩn bị xuất ngoại?

GD&TĐ - Quang Hải hiện đang nhận được sự quan tâm của một số câu lạc bộ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Thái Lan nên cân nhắc xuất ngoại thêm một lần nữa.