Một đại dịch khác đang âm thầm “len lỏi”

GD&TĐ - Nỗi sợ hãi về Covid-19 là nguyên nhân khiến doanh số bán thuốc không kê đơn tăng. Đây cũng là tác nhân thúc đẩy sự bùng phát của một đại dịch âm thầm khác...

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Tại các quốc gia, việc sử dụng kháng sinh đã tăng mạnh kể từ khi Covid-19 xuất hiện. Bên cạnh đó, không ít người tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, bởi lo lắng bản thân có thể mắc Covid-19.

Những yếu tố này thúc đẩy cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh trên toàn cầu, khi vi khuẩn tiến hóa và miễn dịch với những loại thuốc đó. Thuốc kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra và không thể tác động lên virus SARS-CoV-2.

Việc lạm dụng thuốc sẽ khiến tốc độ kháng kháng sinh tăng mạnh. Đó là nguyên nhân làm giảm khả năng điều trị các bệnh thông thường.

Tại Ấn Độ, doanh số bán thuốc kháng sinh đã tăng đột biến trong những năm gần đây. Phần lớn nguyên nhân là do việc mua thuốc không được kiểm soát, bao gồm cả các loại kháng sinh không được phê duyệt. Tương tự, ở Kenya, tất cả các loại thuốc kháng sinh có thể bán mà không cần đơn.

Dữ liệu từ một số quốc gia bao gồm Trung Quốc và Ai Cập chỉ ra rằng, có 50% ca nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra kháng một số loại kháng sinh. Tại Mỹ, có gần 3 triệu người kháng thuốc kháng sinh mỗi năm. Tình trạng này dẫn đến hơn 35.000 ca tử vong hằng năm.

Vi khuẩn kháng thuốc cũng có nhiều khả năng lây lan từ người này sang người khác. Đó cũng là nguyên nhân gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh lớn trong bệnh viện. Nhiều khu điều trị Covid-19 trên khắp thế giới hiện phải vật lộn với vấn đề này.

Loice Achieng Ombajo - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Nairobi (Kenya) cho biết, nhiều bệnh nhân nhập viện để điều trị Covid-19 thừa nhận đã dùng một hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh tại nhà. Bởi, họ hy vọng có thể giảm nhẹ một số triệu chứng.

Việc tự ý sử dụng thuốc khiến bệnh nhân có xu hướng cảm thấy mình đang được điều trị. Do đó, những người này đã trì hoãn việc đến bệnh viện. Chuyên gia truyền nhiễm này cảnh báo, tình trạng kháng kháng sinh dẫn đến việc tốn kém trong điều trị. Thậm chí, một số người phải trả giá bằng mạng sống.

Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn đại dịch đang “nhen nhóm” này? Có lẽ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan khác phải phản đối mạnh mẽ hơn việc tự ý sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, chính phủ các quốc gia cần thắt chặt việc mua thuốc kháng sinh không có đơn.

Song, điều quan trọng nhất có lẽ là ý thức ở mỗi người. Mặc dù, bất cứ ai cũng lo sợ Covid-19, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải mạo hiểm bằng cách tự ý sử dụng kháng sinh.

Hiển nhiên, một thông điệp rõ ràng hiện nay là: Nếu không hành động ngay bây giờ để hạn chế việc tự ý sử dụng kháng sinh, chính chúng ta sẽ mở ra một đại dịch mới. Tuy nhiên, khác với Covid-19, sẽ không có loại vắc-xin nào cứu được chúng ta.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

GD&TĐ - Lionel Messi có thể lần đầu chơi bóng tại Ngoại hạng Anh trong nỗ lực cùng tuyển Argentina chuẩn bị cho hành trình bảo vệ ngôi vô địch World Cup.