Ấn Độ: Nhiều trẻ em bị buộc phải lao động trong đại dịch Covid-19

GD&TĐ - Hơn 10 triệu trẻ em Ấn Độ trong độ tuổi từ 5 đến 14 đang phải lao động vất vả trong các trang trại và nhà máy hoặc lau dọn bàn ăn tại các nhà hàng và đánh giày. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn do đại dịch Covid-19.

Ấn Độ: Nhiều trẻ em bị buộc phải lao động trong đại dịch Covid-19

Tuần này, Bachpan Bachao Andolan (BBA) - một nhóm bảo vệ quyền trẻ em mà người sáng lập đã đoạt giải Nobel Hòa bình đã tiến hành tổ chức các cuộc đột kích cùng với cảnh sát ở New Delhi.

Vào ngày 6/10, Syed Arshad Mehdi - thành viên 20 năm của BBA vào cửa hàng ô tô và dẫn Aakash - chàng trai tuổi vị thành niên ra ngoài.

Lúc đầu, Aakash lúc đầu phủ nhận mình làm việc ở đây nhưng Mehdi nói nhẹ nhàng với cậu thiếu niên rằng: “Nhìn tay cậu đi, chúng đầy sơn và bụi.”

Cậu bé và 11 chàng trai dưới 18 tuổi khác phải làm việc 16 giờ mỗi ngày.  Sau khi kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm Covid-19 và đòi lại toàn bộ tiền lương, họ sẽ được đưa về nhà, thường là những ngôi làng và thị trấn nghèo trên khắp miền bắc Ấn Độ.

Các chủ lao động có thể bị buộc tội sử dụng lao động trẻ em, lao động phụ thuộc và buôn người. Tuy nhiên, trường hợp truy tố thành công là rất ít.

Theo luật, trẻ em dưới 14 tuổi không phải lao động dưới  mọi hình thức, trong khi đó, những người từ 14 đến 18 tuổi không được làm các công việc độc hại.

BBA đã cứu được 1.200 trẻ em kể từ tháng 4. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trẻ em bị đưa đi làm vì dịch bệnh.

Đợt đóng cửa kéo dài nhiều tháng đã tàn phá nền kinh tế lớn thứ ba châu Á và hàng triệu người Ấn Độ đã mất kế sinh nhai. Do đó, ngày càng nhiều trẻ em nghèo phải nhận việc làm để phụ giúp gia đình.

Trẻ em sẵn sàng làm việc nhiều giờ với mức lương thậm chí thấp hơn người lớn, khiến chúng dễ bị bóc lột và lạm dụng.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

GD&TĐ - Lionel Messi có thể lần đầu chơi bóng tại Ngoại hạng Anh trong nỗ lực cùng tuyển Argentina chuẩn bị cho hành trình bảo vệ ngôi vô địch World Cup.