Ca cấp cứu hy hữu do bướm “bay lạc” vào mũi

GD&TĐ - Côn trùng như muỗi, kiến, ruồi, nhặng... thường xuất hiện những nơi ô nhiễm, ẩm thấp, có nhiều đồ đạc. Chúng sẽ chui vào tai, mũi khi bạn đang ngủ, thậm chí lúc kể cả lúc đi trên đường. 

Côn trùng ở trong sống mũi trái.
Côn trùng ở trong sống mũi trái.

Trẻ nhỏ có nguy cơ bị côn trùng tấn công nhiều hơn người lớn, dễ tổn thương nghiêm trọng nếu điều trị sai cách.

Tai nạn hy hữu

Mới đây Bệnh viện Xanh Pon (Hà Nội), vừa xử lý cho một ca bệnh bị bướm lạ bay vào mũi trái. Bệnh nhân là chị H, 41 tuổi. Khoảng 4h sáng ngày 14/7, như thường lệ chị H lái xe máy đi làm, do quên đeo khẩu trang nên đã bị con bướm "bay lạc" vào mũi trái.

Con bướm sau khi biết "nhầm chỗ" liền giãy dụa tìm lối thoát ra. Tuy nhiên, càng giãy giụa, côn trùng càng chui sâu và bị mắc kẹt trong khe mũi chị H.

Mùi hôi từ con bướm tiết ra khiến cho chị vô cùng khó chịu, buồn nôn. Không thể chịu đựng thêm, chị H nhờ người khác khều con bướm ra nhưng không được, mùi hôi càng lúc càng tăng khiến chị H phải vào viện để kiểm tra.

Bs. Nhâm Tuấn Anh, phụ trách đơn nguyên Tai Mũi Họng, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: “Chúng tôi đã gắp ra con bướm vẫn còn giãy dụa trong mũi bệnh nhân. Đây là một trong nhiều trường hợp bác sĩ trực chuyên khoa Tai Mũi Họng thường gặp”.

Cách phòng ngừa và xử trí

Theo Bs. Nhâm Tuấn Anh, trường hợp không may bị côn trùng chui mũi. Chúng ta phải hết sức bình tĩnh và xử trí hợp lý. Đầu tiên, hãy xử trí tại chỗ, bệnh nhân nên dùng nước sạch bơm nhẹ vào mũi rồi xì ra. Trường hợp côn trùng không chui ra thì phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để gắp côn trùng ra ngoài.

Tuyệt đối không được tự khều côn trùng khi không có dụng cụ và quan sát rõ, điều này khiến côn trùng giãy dụa nhiều hơn, có thể gây tổn thương, chảy máu, phù nề trong mũi.

Tuyệt đối không tự ý xử trí bằng những cách dân gian như hơ lá, xông hơi hay dùng tăm bông ngoáy vào mũi. Làm như vậy côn trùng hoảng sợ, chạy sâu vào trong.

Sự thiếu hiểu biết không giết được con vật mà còn khiến bệnh nhân có nguy cơ bị tai biến và thương tật vĩnh viễn suốt đời. Cũng không nên quá lo lắng, hốt hoảng có thể kích động khiến côn trùng chui sâu vào trong hốc mũi.

Để phòng ngừa những tai nạn hy hữu này, chúng ta nên:

- Dọn dẹp nhà cửa thoáng mát để hạn chế côn trùng ẩn náu.

- Ngủ giường, hạn chế ngủ trên đất hay những nơi ẩm thấp và phải mắc màn khi ngủ.

- Đeo khẩu trang khi đi đường.

Đặc biệt với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, ga, áo gối thường xuyên để côn trùng không bị dụ tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hiệu quả là mấu chốt

GD&TĐ - Theo ADB, nhu cầu toàn cầu suy giảm và lãi suất quốc tế cao đã tác động đến tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023.