Sự thật “không tin nổi” về Dịch cân kinh

Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh là bí kíp mà những ai luyện võ đều muốn theo học. Tuy nhiên, thực tế lại không được như vậy.

(ảnh minh họa)
(ảnh minh họa)

Bí hiểm từ truyền thuyết

Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, là một loại “thần công” do Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra với uy lực vô song.

Tương truyền, để sáng tạo ra bí kíp này, người sáng lập võ phải mất 9 năm.

Có lần, Tuệ Khả đại sư (một đệ tử của Đạt Ma) đã nhặt được bí kíp này. Khi đọc, ông chỉ thấy những từ ngữ rất uyên thâm được viết bằng tiếng Phạn nhưng không tài nào hiểu nổi, chỉ biết rằng chắc chắn đây không phải một loại sách tầm thường.

Thế rồi, vị đại sư dắt theo cuốn kinh đi khắp giang hồ để tìm bậc cao nhân giải nghĩa. Nhưng ông đi suốt 20 năm dòng mà không thể có kết quả gì.

Cho đến một ngày ông gặp nhà sư Thiên Trúc pháp hiệu Ban Thích Mật Đế trụ trì núi Nga Mi.

Dịch cân kinh được coi là Bí kíp báu vật của Thiếu Lâm.
Dịch cân kinh được coi là "Bí kíp báu vật" của Thiếu Lâm.

Hai người lấy bí kíp ra để cùng nghiên cứu. Rốt cục sau 19 ngày, cả hai đã cùng giải mật được hết cuốn bí kíp.

Dịch cân kinh được cho là tuyệt diệu ở chỗ bao quát tất cả kinh lạc của con người, liên hệ với tinh thần ngũ tạng. Khắp mà không tan, đi mà không dứt, khí ở trong sinh, huyết ở ngoài thân.

Luyện được rồi thì tâm động là nội lực tự phát như nước thủy triều dâng, giống như bơi thuyền trên sóng dữ, đợt sóng dâng lên hạ xuống thì thuyền lúc cao lúc thấp, không cần dùng sức.

Sức lôi cuốn của bí kíp Dịch cân kinh qua các tác phẩm kiếm hiệp lớn đến nỗi, ở TP.HCM trước kia xuất hiện nhiều bản Dịch cân kinh giả.

Sau đó đã có rất nhiều người tìm mua và học theo. Tất nhiên, sự tập luyện đều chẳng mang lại nhiều kết quả và chẳng ai có thể làm được một điều phi thường nào.

Đây là môn luyện tập nội công chí tôn vô thượng, bởi lẽ nội công đã luyện thành thì có thể tùy tâm mà phát động.

Địch yếu hay mạnh thì ta đều dễ dàng biến đổi để giành phần hơn như con thuyền trên nước, sóng dâng thì thuyền dâng theo.

Tác giả Kim Dung mô tả rằng: “Với Dịch cân kinh, hàng trăm năm qua không phải bậc kì nhân thì không truyền thụ, mà dẫu kì nhân nhưng không gặp kì duyên thì cũng không truyền thụ.

Dù có là đệ tử xuất chúng của chính Thiếu Lâm mà không có phúc duyên thì cũng không thể truyền”.

Trong tác phẩm “Thiên long bát bộ” của ông, nhân vật Trang Tụ Hiền nhờ luyện Dịch cân kinh mà đẩy được kịch độc ra khỏi cơ thể rồi trở thành một cao thủ trong giới võ lâm.

Những sự thật khiến người yêu võ… nản lòng

Khi xưa trong truyền thuyết còn nói Bồ Đề Đạt Ma còn sáng tạo ra một tuyệt kỹ khác đó là Tẩy tủy kinh (bí kíp giúp cải lão hoàn đồng).

Nhưng về sau đã có nhiều tranh luận quanh việc Tẩy tủy kinh và Dịch cân kinh thực chất có phải là một hay không. Và đến nay câu hỏi này vẫn chưa thực sự có lời giải đáp thỏa đáng.

Nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu võ thuật tại Trung Quốc, thực chất, Dịch cân kinh là môn nội công của Thiếu Lâm dùng để luyện tập cơ thể cường tráng, tinh thần minh mẫn.

Thiếu Lâm có 72 tuyệt kỹ nhưng muốn luyện các môn đó đến độ "ảo diệu" thì phải có căn cơ nội công Dịch cân kinh thì khi đạt trình độ thượng thừa mới không tổn hại cơ thể.

Những hình ảnh mô tả cách tập luyện Dịch cân kinh.
Những hình ảnh mô tả cách tập luyện Dịch cân kinh.

Trong khi đó, không ít ý kiến lại phản đối những học thuyết này bởi họ lý giải rằng, từ đời Đường trở về trước, chưa có tài liệu nào đủ tin cậy để chứng minh chuyện Đạt Ma truyền dạy võ công cho đệ tử.

Theo ghi chép trong Tống sử, có một cuốn Tồn tưởng pháp, một cuốn Thái tức quyết của Đạt Ma, một cuốn Đạt Ma huyết mạch luận của Huệ Khả, đều là những sách dạy về luyện khí, dưỡng thần.

Nhưng theo các nhà nghiên cứu, có khả năng những sách này là do người đời Tống tạo ra rồi gán tên cho Đạt Ma. Có một số học giả lại khẳng định bí kíp này thực chất được ra đời từ thời nhà Thanh.

Năm 1984, trong bài nghiên cứu “Võ thuật Thiếu Lâm thực chất không có liên quan gì đến Đạt Ma”, giáo sư Trương Truyền Tỉ của đại học Bắc Kinh đã bác bỏ thuyết Dịch cân kinh do Đạt Ma sáng tạo ra.

Dịch cân kinh, tác phẩm được coi là cội nguồn công phu Thiếu Lâm, thực chất là một cuốn sách rèn luyện công phu giúp lưu thông kinh mạch, cường gân tráng cốt của các chân nhân Đạo giáo.

Quan điểm này đã gây thất vọng lớn cho rất nhiều người vốn ngưỡng mộ công phu Thiếu Lâm, hoặc là những tín đồ của truyện kiếm hiệp.

Nhưng nhìn chung, Dịch cân kinh gắn với võ Thiếu Lâm vẫn là quan điểm phổ biến hơn bởi nó được coi là cơ sở để các cao tăng luyện tập 72 thứ tuyệt kỹ, khiến môn phái này trở thành võ lâm Bắc Đẩu.

Cách đây không lâu, dư luận lại tiếp tục dấy lên tranh cãi khi tìm thấy ở Tứ Xuyên một cuốn Dịch cân tẩy tủy kinh bản khắc in, trên có chữ “Nam Tống Thiếu bảo Nhạc Bằng phụng giám định bản nha tàng”.

Việc cuốn sách được khắc in cho thấy tính chính thống và tin cậy của tư liệu trên sách.

Nếu đây là đúng, thì thuyết Dịch cân kinh đã có từ đời Tống là hoàn toàn có cơ sở, cũng có nghĩa rằng, bí kíp Dịch cân kinh là hoàn toàn có thật chứ không chỉ là huyền thoại.

Sau khi đối chiếu các nguồn khác nhau, người ta đã tổng hợp được hệ thống nội công của Dịch cân kinh: Bộ này gồm 24 thức được chia ra làm 2 phần:

Bộ trước (tiền bộ Dịch Cân Kinh) bao gồm 12 thức, là những bí quyết nhập môn, mục đích luyện là để khí và lực luôn đi đôi với nhau, làm cho tinh thần sung túc, người luyện như được hoán gân chuyển cốt vậy.

Bộ sau (hậu bộ Dịch Cân Kinh) gồm có 12 thức, là những thế luyện dẫn dắt học giả đến với cảnh giới của nội công thượng thừa, tùy ý mà dẫn khí tới mọi nơi trong cơ thể mà cũng được vô bệnh, trường thọ.

Dịch cân kinh thiên về luyện khí chứ không phải các bài tập thực chiến.
Dịch cân kinh thiên về luyện khí chứ không phải các bài tập thực chiến.

Như vậy Dịch cân kinh có khả năng cực lớn chỉ là những bí quyết để luyện tập thân thể tráng kiện, thể lực dồi dào, trí lực minh mẫn, giúp tăng cường tuổi thọ.

Bí kíp này hoàn toàn không thiên về khả năng chiến đấu và khó có thể khiến người tập trở thành “bá chủ thiên hạ”.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ