Sáng tạo trong giáo dục di sản của một trường nội trú

GD&TĐ - Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc, nơi có 2 di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan cùng hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng. 

Hoạt động dạy học mục hóa thân vào cổ tích của các em học sinh
Hoạt động dạy học mục hóa thân vào cổ tích của các em học sinh

“Trường học gắn với di sản văn hóa” là cách vận dụng sáng tạo mô hình “Trường học gắn với cuộc sống” được ngành GD&ĐT Phú Thọ phát động, triển khai thực hiện từ nhiều năm học qua. Đến nay, hoạt động này đã đi vào nền nếp, phát huy hiệu quả và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn hệ thống giáo dục của tỉnh, tạo sức sống bền vững cho di sản trong cộng đồng.

Để giáo dục về di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Trường phổ thông DTNT THCS và THPT Yên Lập (huyện Yên Lập) đã tổ chức cho học sinh học tập (tại di sản) tại khu di tích lịch sử Đền Hùng. Dưới hình thức đóng vai thành các hướng dẫn viên du lịch, các em học sinh đã tự giới thiệu cho bạn bè, thầy cô những kiến thức phong phú, bổ ích về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kiến trúc của khu di tích cũng như sự phát triển của nhà nước Văn Lang thời kỳ Hùng Vương. 

Sau buổi học tập tại di sản, học sinh được tổ chức thành các đội thi với hình thức sân khấu hóa, đóng kịch về các truyền thuyết thời Hùng Vương. Bằng sự sáng tạo, suy nghĩ chân thành, xúc động, các em học sinh đã tái hiện lại câu chuyện về chàng Lang Liêu trung thực, tự chủ, vươn lên lao động bằng chính đôi bàn tay của mình qua Sự tích bánh chưng, bánh dày

Đặc biệt, các em còn đem đến những rung động mới mẻ cho khán giả qua truyền thuyết Con rồng cháu tiên hay Sơn Tinh - Thủy Tinh... Những vở kịch hấp dẫn, sinh động khiến những trang lịch sử thấm đẫm khói sương huyền thoại được tới gần với độc giả hơn, gần gũi, thân thuộc hơn với thế hệ hôm nay để thêm tự hào, quý trọng lịch sử truyền thống của đất nước và khát khao cống hiến của thế hệ trẻ xây dựng tổ quốc trong tương lai thêm giàu mạnh...

Được biết, mô hình trường học gắn bảo vệ các di sản văn hóa đã được Ngành GD&ĐT Phú Thọ triển khai sâu rộng từ nhiều năm học gần đây đến tất cả cấp họ. Trong đó, có gần 50 mô hình điểm phù hợp từng địa phương.

Nhiều mô hình tiêu biểu, có cách làm sáng tạo, giúp học sinh hiểu hơn về các giá trị truyền thống, giá trị trường tồn của các di sản văn hóa, có tác động to lớn đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Thông qua các mô hình, đã giúp nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, gắn lý thuyết với thực tiễn; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát huy tính chủ động sáng tạo của giáo viên trong quá trình dạy, giúp học sinh biết trân quý những giá trị truyền thống của dân tộc.

Một số hình ảnh học thực tế của HS Trường PTDTNT THCS và THPT Yên Lập tại Đền Hùng:

 
 
 
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.