Rèn cho học sinh phương pháp tự học

GD&TĐ - Theo ông Nguyễn Ngọc Thịnh – Trưởng phòng Giáo dục Trung học – Sở GD&ĐT Bắc Ninh, khi đưa ra hướng dẫn này, Bộ GD&ĐT đã dựa trên Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 1/9/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản để dạy học và phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của nhà trường. 

Rèn cho học sinh phương pháp tự học

Rèn cho học sinh phương pháp tự học

Theo ông Nguyễn Ngọc Thịnh – Trưởng phòng Giáo dục Trung học – Sở GD&ĐT Bắc Ninh, khi đưa ra hướng dẫn này, Bộ GD&ĐT đã dựa trên Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 1/9/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản để dạy học và phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của nhà trường. 

Do vậy để thực hiện theo hướng dẫn Công văn số 6412, các Sở GD&ĐT cũng phải dựa trên nền tảng của hoạt động tinh giản nội dung dạy học Bộ đã triển khai năm 2011 tại Công văn 5842. Tại văn bản này, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn điều chỉnh tinh giản nội dung chi tiết cho các môn văn hóa và cả các môn: Tiếng Anh, Tin học, cả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Cụ thể, phải hiểu yêu cầu của hướng dẫn mới nhất của Bộ theo hướng: Trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng SGK hiện hành, các nhà trường rà soát những nội dung dạy học trong SGK, tinh giản những nội dung vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông để xây dựng có hiệu quả kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Trong đó những nội dung trùng lắp giữa các môn học, hoạt động giáo dục sẽ được điều chỉnh; Trong quá trình giảng dạy, những thông tin đã cũ, lạc hậu so với tình hình hiện nay sẽ được bổ sung.

Không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Trên tinh thần đó, ông Thịnh lấy ví dụ làm minh chứng: Ngoài SGK, còn có các sách bài tập, sách tham khảo để học sinh tự học, phát triển kiến thức, kỹ năng, phát triển năng lực và phẩm chất nhưng yêu cầu kiến thức vẫn phải theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đã học phù hợp với mức độ yêu cầu theo SGK.

Yêu cầu đặc biệt quan trọng nhất là để đồng bộ những điều chỉnh về nội dung dạy học, đổi mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, Bộ đưa ra yêu cầu:

“Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu SGK để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học”;

Ông Thịnh nhấn mạnh: Theo đó, có những nội dung kiến thức đã học được đưa vào đề kiểm tra đánh giá theo hướng mở, gọi là đề mở, khuyến khích học sinh phải biết vận dụng những kiến thức đã học trên lớp, học ở nhà, học trên các phương tiện nghe, nhìn khác để vận dụng vào giải quyết vấn đề.

Giảng dạy theo cách này nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục đổi mới theo tinh thần Nghị quyết số 29 của BCH T.Ư Đảng Khóa XI: Chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.

Về tổ chức hình thức dạy học, theo ông Thịnh, yêu cầu tinh giản nội dung hiện nay vẫn đặc biệt kế thừa được tinh thần của Công văn số 5842 của Bộ ban hành năm 2011, nhằm: Dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình;

Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng. Ở nội dung này, Bộ đã đưa ra hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới rất rõ nét, làm tăng hiệu quả của việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT có Công văn 4612 về “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 – 2018”, Sở GD&ĐT Bắc Ninh đã tổ chức nghiên cứu, triển khai, hướng dẫn cụ thể các trường phổ thông thực hiện.

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của mảng giáo dục trung học vẫn thường xuyên thực hiện rà soát, tinh giản nội dung dạy và học từ năm 2011, chứ không phải năm nay mới thực hiện.

Không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.