Truy tố 4 bị can 8X buôn bán trang phục giả phòng, chống Covid-19

Truy tố 4 bị can 8X buôn bán trang phục giả phòng, chống Covid-19

Ngày 3/8, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 4 bị can trong vụ án buôn bán hàng nghìn bộ trang phục phòng, chống dịch Covid-19 giả diễn ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ y tế Đức Anh.

Bốn bị can gồm, Trương Thị Bình (SN: 1982, Phó Giám đốc Công ty Đức Anh), La Văn Thi (SN: 1982, Giám đốc kinh doanh Công ty Đức Anh), Nguyễn Đức Việt Anh (SN: 1987, nhân viên kinh doanh của Công ty Đức Anh), Hoàng Văn Tới (SN: 1989, nhân viên Khoa Khám bệnh của một bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội) đều bị truy tố về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả.

Theo cáo trạng, nhóm các bị can làm giả tổng cộng 14.587 bộ trang phục phòng dịch giả, tương đương với hàng thật trị giá hơn 1 tỷ đồng. 

Trong đó, phần lớn là hàng hóa làm giả gắn nhãn mác của Công ty Phúc Hà (địa chỉ tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và Công ty Quang Trung (địa chỉ Hoàng Mai, Hà Nội).

Các bị can của Công ty Đức Anh mua dụng cụ bảo hộ y tế gồm khẩu trang, quần áo, kính, giày... không đảm bảo chất lượng từ một đối tượng rồi chỉ đạo nhân viên trong công ty đóng gói và dán nhãn các đơn vị sản xuất khác đã được cơ quan y tế cấp phép. 

Cáo trạng xác định Trương Thị Bình (Phó Giám đốc Công ty Đức Anh) là đối tượng chủ mưu. Các đối tượng La Văn Thi, Nguyễn Đức Việt Anh, Hoàng Văn Tới là người giúp sức, đồng phạm.

Cơ quan chức năng nhận định, vụ việc có tính chất nghiêm trọng, diễn ra trong bối cảnh cả nước đang gồng mình chống dịch, gây bức xúc trong dư luận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chung cư Độc Lập ám khói đen sau đám cháy. (Ảnh: Phúc Uyên)

Cháy chung cư ở TPHCM, 8 người chết

GD&TĐ - Lửa bùng lên ở chung cư Độc Lập, (đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TPHCM) khiến 8 người tử vong, trong đó có 2 trẻ em.

TS Đỗ Hữu Quyết bên hệ thống lọc nước do mình chế tạo. Ảnh: Hà An

Tiến sĩ khởi nghiệp với công nghệ lọc nước

GD&TĐ - Từng làm chuyên gia tại Khu Công nghệ cao TPHCM với thu nhập ổn định, TS Đỗ Hữu Quyết quyết định rời khối Nhà nước khởi nghiệp với công nghệ lọc nước để “trả nợ” nông dân miền Tây.