Hà Nội và TP.HCM sẽ có 10 cơ quan báo in

Theo quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội và TP.HCM, mỗi địa phương sẽ có 5 cơ quan báo in

Hà Nội và TP.HCM sẽ có 10 cơ quan báo in
Hà Nội và TP.HCM sẽ có 10 cơ quan báo in - Ảnh 1.

Hà Nội và TP.HCM hai trung tâm lớn của cả nước có nhiều hơn một cơ quan báo chí - Ảnh: Tư liệu

Trước đó, Thủ tướng cũng phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đến năm 2021, định hướng đến năm 2030.

Theo quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập, Nhà nước tăng quyền tự chủ cho cơ quan báo chí, và chỉ đầu tư cho một số báo làm nhiệm vụ chính trị.

Các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực báo chí gồm báo và tạp chí in, phát thanh, truyền hình, báo và tạp chí điện tử sẽ được sắp xếp như sau.

Ban Chấp hành trung ương có báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, mỗi ban của Đảng có 1 cơ quan tạp chí in.

Văn phòng Quốc hội có 1 cơ quan báo in, 1 cơ quan tạp chí in và cơ quan Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Các cơ quan, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước có 1 cơ quan báo in và 1 cơ quan tạp chí in.

Các bộ, cơ quan ngang bộ có 1 cơ quan báo in và 1 cơ quan tạp chí in. Trường hợp Bộ Quốc phòng có thêm Trung tâm Phát thanh, truyền hình quân đội, Bộ Công an có thêm Trung tâm Phát thanh, truyền hình, điện ảnh công an nhân dân.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, theo quy hoạch báo chí toàn quốc đến năm 2025, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 1 cơ quan báo in, 1 tạp chí, và 1 đài phát thanh truyền hình. Riêng Hà Nội, và TP.HCM, mỗi địa phương sẽ có 5 cơ quan báo chí, 1 đài phát thanh, 1 đài truyền hình.

Một số tỉnh, thành phố là địa bàn trọng điểm về kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, du lịch được có cơ quan tạp chí in chuyên ngành.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng phải gương mẫu thực hiện quy hoạch này ở bộ và ngành mình trong sắp xếp lại các cơ quan báo chí, để báo chí tạo niềm tin cho xã hội và khát vọng trong nhân dân về phát triển và xây dựng đất nước.

Đi cùng với đó, báo chí phải là kênh quan trọng để phản bác lại các thông tin giả, cũng như các luận điệu bôi xấu và chống chế độ làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Trong thời điểm này, Thủ tướng cũng đề nghị báo chí cần đưa nhiều hơn nữa những tấm gương người tốt, việc tốt, nhất là trong ngành giáo dục để từ đó cổ vũ, khuyến khích những người tốt, lấn át những hành động tiêu cực và lấn át cả những thông tin một số trang mạng xã hội đang cố tình xuyên tạc.

Theo tuoitre.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ