Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kg

Được ví như "thiên cổ đệ nhất trà", 1kg trà sen Hồ Tây thượng hạng trên thị trường có giá bán từ 7-10 triệu đồng/kg. Đây cũng được xem là loại trà có giá đắt đỏ bậc nhất chỉ dành cho giới nhà giàu.

Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kg
Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kg-1

Tháng 6 khi những búp sen bắt đầu nở rộ cũng là thời điểm những người làm nghề ướp trà sen ở phường Quảng An, Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) lại tất bật vào vụ.

Dù được ví là “thiên cổ đệ nhất trà” bởi hương vị tinh tế, độc đáo nhưng hiện nay những người gắn bó với nghề ướp trà sen ở Hồ Tây không nhiều.

Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kg-2

Bà Nguyễn Thị Dần (95 tuổi, 33 Tô Ngọc Vân, Hà Nội) hiện là nghệ nhân cao tuổi nhất còn gắn bó với nghề truyền thống. Dù đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng năm nào cũng vậy, cứ đến mùa sen, cụ lại cùng các con cháu tất bật làm trà.

Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kg-3

Theo cụ Dần, để làm được loại trà sen Tây Hồ thượng hạng mất rất nhiều thời gian, công sức. Trong đó, loại sen để làm trà phải là những bông sen mọc trong đầm làng Quảng Bá, có cánh phớt hồng, vừa mới chớm nở còn chúm chím nụ.

Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kg-4

Hoa sen phải hái trước bình minh, khi mặt trời còn chưa lên, sau đó mang về tách lấy gạo – thứ được ví như túi hương của bông sen rồi mới đem ướp.

Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kg-5

Theo các nghệ nhân làm trà, việc lấy gạo sen là công đoạn khó nhất. Trong đó người làm phải nhanh tay, khéo léo để hạt gạo không nát, bay mất hương thơm.

Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kg-6

Để làm được 1kg trà sen người nghệ nhân cần tới từ 1000-1200 bông sen. Trong đó, cứ một lượt gạo lại một lượt chè, ướp trà xong lại mang đi sấy khô, công đoạn này được làm lặp đi lặp lại tới 5-7 lần để sen ngấm vào vị trà mới cho ra được loại thức uống hảo hạng.

Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kg-7

Ngoài cách ướp chè sen theo cách truyền thống, bà Dần cho biết hiện còn có cách làm trà sen “xổi”.

Cách ướp trà này đơn giản, không tốn công, giá thành lại rẻ tuy nhiên về hương vị không thể thơm ngon bằng cách ướp truyền thống.

Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kg-8

Theo đó, người ta cho 1 nắm nhỏ chè vào bên trong bông hoa, sau đó dùng lá sen buộc chặt bên ngoài. Bông sen sau khi ngậm chè sẽ được cắm nước qua một đêm để cho hương sen thấm quyện vào chè.

Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kg-9

Để cho ra loại trà hảo hạng, loại trà được chọn làm trà sen cũng phải là chè búp Thái Nguyên cánh nhỏ, thẩm hương vừa độ. Trà sen đạt chất lượng, nước trong xanh, khi uống có vị chát, ngọt và đượm hương sen trong miệng rất đặc trưng.

Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kg-10

Cũng vì độ cầu kỳ, phức tạp trong cách chế biến, mà trà sen Hồ Tây được xem là loại trà có giá đắt đỏ bậc nhất trên thị trường. Hiện, 1kg trà sen hảo hạng có giá 7 triệu đồng/kg, loại trà xổi ướp trong bông sen có giá 30 nghìn đồng/ bông khoảng 3-4 triệu đồng/kg.

Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kg-11

Tuy giá cao nhưng do cách làm thủ công, tốn nhiều thời gian nên theo các nghệ nhân làm trà ở Hồ Tây, số lượng trà làm ra không nhiều, hầu hết chỉ đủ cung cấp cho người quen.

Trung bình, mỗi mùa sen cơ sở sản xuất trà của bà Nguyễn Thị Dần đưa ra thị trường khoảng 20kg trà ướp truyền thống và gần 2 tạ trà ướp xổi.

Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kg-12

Không chỉ cầu kỳ trong cách chế biến mà cách uống trà sen cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu. Trong đó, nước pha trà phải vừa đủ sôi, hơi tăm tăm, loại chén uống cũng phải là loại ấm sứ hoặc ấm tử sa.

Uống trà sen phải để cho tâm hồn thư giãn, nhâm nhi từng ngụm cảm nhận nét tinh tế, đậm đà trong từng giọt trà.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.