Rượu nếp, xôi chè... đắt hàng ngày Tết Đoan Ngọ

GD&TĐ - Sáng sớm hôm nay (14/6) nhằm ngày Tết Đoan Ngọ tại nhiều chợ khung cảnh tấp nập, nhộn nhịp hơn thường ngày. Các hàng bán rượu nếp, hoa quả, xôi chè, đông đúc người mua kẻ bán.

Rượu nếp, xôi chè... đắt hàng ngày Tết Đoan Ngọ
Theo phong tục của Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi bằng cái tên dân dã là Tết giết sâu bọ. Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt chỉ sau tết Nguyên Đán.
Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí.
Tết Đoan Ngọ đúng vào thời điểm cả nước chống dịch covid-19 nên không khí ở chợ truyền thống có phần hạ nhiệt, thay vào đó, những ngày gần đây “bùng nổ” dịch vụ đồ cúng trên chợ online.
Hoa quả
Rượu nếp, xôi chè... đắt hàng ngày Tết Đoan Ngọ ảnh 1
Các loại hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức như vải, xoài, măng cụt, mận… Trong đó vải và mận là 2 loại quả được tiêu thụ nhiều nhất.
Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này, Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa. Vì vậy gian hàng hoa quả luôn hút khách.
Tiểu thương chia sẻ trên báo Dân trí: Tết Đoan Ngọ năm nay giá hoa quả tăng từ 5.000-10.000 đồng/kg so với ngày thường. Bán chạy nhất là vải thiều với màu sắc sặc sỡ, tươi ngon, dao động từ 13.000 - 15.000 đồng/kg, trong khi những ngày đầu tháng 6 giá lên đến 23.000 - 25.000 đồng/kg, dưa hấu 7.000 đồng/kg.
Mận Mộc Châu đang được bán ở các chợ truyền thống và mạng xã hội với giá 10.000 - 15.000 đồng/kg, riêng mận vàng tam hoa loại 1 có 30.000 - 35.000 đồng/kg.
Rượu nếp, nếp cẩm
Rượu nếp, xôi chè... đắt hàng ngày Tết Đoan Ngọ ảnh 2
Đây là món đặc trưng không thể thiếu đối với bất cứ gia đình Việt trong Tết Đoan ngọ. Sáng mùng 5/5 âm lịch, các thành viên trong gia đình cùng nhau ăn một chút cơm rượu nếp với mong muốn và niềm tin sẽ đẩy lùi được mầm bệnh trong cơ thể.

Theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Cơm rượu nếp ở mỗi vùng cũng có sự khác nhau. Trong khi cơm rượu nếp miền Bắc để rời từng hạt thì cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối và cơm rượu miền Nam được viên tròn.

Theo quan niệm dân gian, cơm rượu có thể làm cho lũ “sâu bọ” trong cơ thể bị say và chết. Vậy nên theo quan niệm ăn cơm nếp cái  sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể.

Đây chính là nguyên nhân mặt hàng này luôn “hot “trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Tiểu thương chợ Vĩnh Hồ (Đống Đa) chia sẻ với PV báo Kinh tế đô thị, đơn đặt hàng mua cơm rượu nếp đã có từ nhiều ngày nay, hiện cửa hàng đã nhận được số lượng đặt mua đơn hàng tăng gấp 3 ngày thường. Cơm rượu nếp trắng có giá 70.000 đồng/kg, nếp cẩm 80.000 đồng/kg. Tuy cơm rượu nếp cẩm có giá cao hơn nhưng vẫn được mọi người đặt mua nhiều
Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nên các sản phẩm cơm rượu nếp không chỉ được bán tại hệ thống chợ truyền thống mà còn được bán trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook... với giá tương đương chợ truyền thống.
Bánh tro (bánh gio)
Rượu nếp, xôi chè... đắt hàng ngày Tết Đoan Ngọ ảnh 3

Chị Nguyễn Thị Kim Lành, tiểu thương tại chợ Túy Loan (huyện Hòa Vang) chia sẻ trên báo Dân trí: "Vào dịp Tết Đoan Ngọ, bánh ú tro là mặt hàng bán chạy nhất, mọi người thường mua vài chục (mỗi chục 10 bánh) về cúng ông bà. Giá bánh ú tro năm nay không tăng so với năm ngoái, trung bình 25.000 đồng/chục nhưng sức mua chậm, phải chăm mời khách thì mới bán được".

Ở Hà Nội, bánh gio cũng là một trong những sản phẩm truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ, hiện bánh gio được bán với giá từ 5000 - 10.000/chiếc tùy kích cỡ.

Lá xông

Rượu nếp, xôi chè... đắt hàng ngày Tết Đoan Ngọ ảnh 4

Ngoài mua đồ ăn, trái cây, phong tục ăn Tết Đoan Ngọ còn bao gồm cả việc mua bó xông.  Theo khảo sát của phóng viên Kênh 14, mỗi bó xông trong đó sẽ có xương rồng, lá thơm các loại như liễu, khuynh diệp, ngũ trảo... Giá thành tương đối rẻ chỉ từ 15 đến 20k/bó.

Theo quan niệm dân gian, mỗi gia đình mua bó lá này về treo trước nhà để lấy may mắn, xong sau đó khi khô thì đem đi xông hơi giải cảm.

Thịt vịt

Rượu nếp, xôi chè... đắt hàng ngày Tết Đoan Ngọ ảnh 5

Món ăn này không thể thiếu trong ngày Tết giết sâu bọ của người dân miền Trung. Một số giải thích rằng vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 âm lịch (lập hạ).

Trong khi đó, một số lại quan niệm vịt sẽ béo ngậy, thơm ngon hơn kể từ ngày mùng 5/5 (âm lịch) trở đi.

Vịt sống có giá khoảng 150.000 đồng/con, vịt đã làm sạch có giá khoảng 170.000 đồng/con. Nhìn chung sức mua không tăng so với ngày thường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Xóa định kiến

GD&TĐ - Xóa bỏ định kiến về giới tính trong lựa chọn ngành, trường học, nghề nghiệp là vấn đề đặt ra nhiều năm nay và đã có những chuyển biến tích cực.