Những câu chuyện thấm đẫm tình người bên các ngôi mộ nghìn tỉ

Ngoài tình cảm vợ - chồng, chữ “hiếu” cũng rất quan trọng. Chết không phải là hết, nó chỉ là bước khởi đầu cho một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Những câu chuyện thấm đẫm tình người bên các ngôi mộ nghìn tỉ

Trong xã hội hiện nay đang tồn tại những “tang gia hạnh phúc”. Họ đối đãi với người chết rất tử tế, nào là kèn trống linh đình, nào là những tiếng khóc thương thảm thiết hay những giọt nước mắt lã chã ướt đẫm gương mặt trong khi người chết lúc còn sống thì chẳng bao giờ được đối đãi cho chân thành, thậm chí là bạc đãi.

Tại một gia đình nọ, có một cụ già mất do bệnh tật. Thưở còn sống, con cái mặc kể cho cụ với đứa cháu mồ côi. Hai bà cháu cứ rau cháo nuôi nhau qua ngày.

Có thời điểm, cụ già nằm liệt giường ở đó, các con cho cụ uống thuốc ngủ để đỡ phải trông, thậm chí còn chia trác tài sản trước mắt cụ. Ấy thế mà lúc cụ chết, họ than khóc nào là “con chẳng nuôi mẹ được ngày nào”, nào là “tại sao mẹ không sống thêm nữa để con phụng dưỡng”. Người ngoài biết chuyện chỉ lắc đầu với những đứa con bất hiếu đang đổ giọt nước mắt cá sấu.

Những câu chuyện thấm đẫm tình người bên các ngôi mộ nghìn tỉ - Ảnh 1

Bác Phạm Thì Điền chăm sóc mộ cho bố mẹ chồng.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác tình người được thể hiện qua mối quan hệ bố, mẹ - con, vợ - chồng, anh, chị - em rất tử tế, xứng đáng là những tấm gương cho những gia đình giả dối.

Tại Công viên Nghĩa trang Thiên Đức, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã tận mắt chứng kiến nhiều trường hợp tiếc thương trước sự mất mát người thân. Họ đổ lệ với giọt nước mắt thật sự.

Trong đó, trường hợp của cụ Hồ Xuân Mạc (80 tuổi) trú tại Định Công là một trường hợp điển hình. Cụ bà mới mất được một năm, nhưng tháng nào cụ ông cũng đến thắp cho bà một nén hương cho vợ mình ở dưới suối vàng đỡ tủi thân.

Ông dành rất nhiều thời gian bên mộ vợ để tâm sự những chuyện mà ông chưa kịp nói. Ông Mạc tâm sự: “Bà nhà tôi theo đạo Phật, mà trong Phật giáo có câu nói, người chết thấy ta mà ta chẳng thấy người. Đó là thiệt thòi đối với ông. Ông phải dành thật nhiều thời gian bên bà, tâm sự với bà và mong rằng bà sẽ nghe thấy những gì ông nói”.

Những câu chuyện thấm đẫm tình người bên các ngôi mộ nghìn tỉ - Ảnh 2
Những câu chuyện thấm đẫm tình người bên các ngôi mộ nghìn tỉ - Ảnh 3

Ông Mạc kể, ông thường hỏi bà: “Bà ở dưới đó có khỏe không? Bà có nhớ tôi không?”,.. Hay đại loại những câu hỏi thăm khi hai bên đã âm – dương cách trở. Tình yêu của ông bà giản dị lắm, chỉ gặp nhau vài lần rồi cùng nhau san sẻ hạnh phúc. Nhưng tuyệt nhiên, ông bà chưa có một lần nặng lời với nhau.

Chị Đặng Tuệ Minh, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Thiên Đức cho biết: “Trường hợp của cụ Mạc không phải là cá biệt. Ngoài cụ Mạc, còn có cụ Thức quê ở Việt Trì là một trong những cụ ông yêu vợ đến lúc chết”.

Chị Minh kể lại, cụ Thức năm nay cũng đã ngoài 80 tuổi, nhưng cứ khi nào rảnh cụ lại đạp xe lóc cóc qua nghĩa trang thăm bà. Rồi ông làm thơ tặng bà nơi chín suối. Thậm chí, đêm 30 Tết năm vừa rồi, cụ còn mang cơm, gà, hoa đến trước mộ bà để cùng đón giao thừa. Tình yêu của cụ Thức với vợ là một tấm gương về hôn nhân cho tất cả những người biết đến cụ.

Những câu chuyện thấm đẫm tình người bên các ngôi mộ nghìn tỉ - Ảnh 4

Cụ Thức trước di ảnh của vợ

Ngoài tình cảm vợ - chồng, chữ “hiếu” cũng rất quan trọng. Chết không phải là hết, nó chỉ là bước khởi đầu cho một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Trong một chiều đầu tháng 3 âm lịch, PV vô tình chứng kiến được một đôi vợ chồng già đã về hưu vượt 80 cây số về thăm mộ bố mẹ. Đó là bác Nguyễn Hữu Thìn cùng vợ là bác Phạm Thị Điều.

Hai bác vốn là công nhân viên chức nhà nước đã về hưu nên có khá nhiều thời gian rảnh. Bản thân bác Thìn là con trai cả, nhiều khi bác phải làm tấm gương cho anh em, con cháu trong gia đình.

Bất kì khi nào hai bác có thời gian, là hai vợ chồng cùng nhau vượt qua quãng đường 80 km từ Hà Nội đi Phú Thọ để viếng thăm bố mẹ.

Bác Thìn chia sẻ: “Bố mẹ mình chứ có ai đâu. Ông bà mất sớm đã thiệt thòi rồi, nên bác tranh thủ lên đây chăm sóc mộ phần như là một tấm gương giáo dục cho con cháu vậy”. Nhìn hai bác cặm cụi bên mộ người đã mất ai cũng hiểu được tấm chân thành của những người con hiếu thảo.

Bác Thìn còn hào hứng khoe: “Bình thường các anh chị rảnh cũng hay lên lắm, nhưng hôm nay gia đình nhà mình bận nên chỉ có hai bác đi thôi”.

Những câu chuyện thấm đẫm tình người bên các ngôi mộ nghìn tỉ - Ảnh 5

Là đàn ông nhưng bác Thìn rất chỉn chu trong việc gia đình

Ngoài những trường hợp đáng ngưỡng mộ đã kể trên ra, cũng có những trường hợp người chết được đưa ra làm công cụ cho vận may của người sống.

Theo chị Tuệ Minh, có một gia đình chị không tiện nêu tên ở đây là một khách hàng quen của Công viên Nghĩa trang Thiên Đức. Chị Minh rất đau lòng khi thấy những đứa con trong một gia đình mâu thuẫn với nhau vì không thống nhất được việc xây mộ cho mẹ.

“Ở Việt Nam mình việc xem hướng cho người đã khuất dường như là một thủ tục bắt buộc. Và gia đình đó cũng vì việc xem hướng nằm cho mẹ mà mâu thuẫn với nhau. Mẹ thì chỉ có một, con thì có 3 -4 người. Người nào cũng muốn mẹ nằm ở hướng có lợi cho mình. Khổ thân cụ, chết rồi mà cũng không được yên”, chị Minh thở dài.

Những câu chuyện thấm đẫm tình người bên các ngôi mộ nghìn tỉ - Ảnh 6

Chị Minh và những câu chuyện đậm tình nghĩa làm người.

Cuộc sống ngày càng hiện đại thì tình cảm con người càng mất đi cái ý nghĩa thiêng liêng vốn có của nó. Nhiều người vì tiền bạc mà tranh chấp, cãi vã thậm chí là đánh nhau giữa những người ruột thịt với nhau.

Chị Minh cho rằng: “Tình cảm phải xuất phát từ sự chân thành không vụ lợi. Còn những người vì mưu cầu cho riêng mình mới sinh ra tình cảm, lễ nghĩa đó là điều đáng chê trách”.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thái Nguyên khai mạc Mùa du lịch năm 2024.

Thái Nguyên khai mạc năm du lịch 2024

GD&TĐ - Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.