Di sản Hồ Chí Minh về Đạo đức, Văn hóa

Di sản Hồ Chí Minh về Đạo đức, Văn hóa
bìa sách
bìa sách

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm tới tất cả các lĩnh vực của đời sống từ kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng..., song lĩnh vực mà Người đề cập nhiều nhất chính là tư tưởng, đạo đức, lối sống. Hiếm có một lãnh tụ nào mà cả cuộc đời lại là tấm gương sáng về tư tưởng, đạo đức và lối sống như Bác của chúng ta. Đó chính là một di sản tinh thần vô giá của dân tộc trong hành trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở Hồ Chí Minh, văn hóa và đạo đức có sự gắn quyện, hài hòa, đã đạt tới sự thống nhất cao độ giữa công và tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Chính vì thế, Người đã trở thành “tinh hoa và khí phách, lương tâm và vinh dự”, thành biểu tượng của đạo đức, văn minh, không chỉ của Đảng ta, dân tộc ta, mà còn là biểu tượng của đạo đức, văn minh nhân loại. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản chân chính và cũng là tấm gương đạo đức bình dị cho mọi người, để ai cũng có thể học tập và làm theo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng cả cuộc đời và sự nghiệp để cứu nước, cứu dân, cho ước vọng cao cả là đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, mọi người sống chan hòa, nhân ái và hạnh phúc. Nặng lòng vì dân, tin ở dân, lo hạnh phúc cho muôn dân, đó là tư tưởng nhân văn cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó, giai cấp, dân tộc và nhân loại, cá nhân và xã hội, xã hội và tự nhiên luôn thống nhất trên lập trường của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Đến khi trái tim lớn ngừng đập, tư tưởng cao đẹp đó vẫn tỏa sáng cho muôn thế hệ mai sau.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tham gia và hưởng ứng rộng rãi. Việc cùng nhau học lại những giá trị tư tưởng và đạo đức của Người có ý nghĩa vô cùng to lớn, sâu sắc trong việc tự hoàn thiện của mỗi chúng ta.

Hà Châu (St)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ