Chuyên gia cảnh báo 4 thời điểm tuyệt đối không nhổ răng khôn

Vừa qua, một phụ nữ 42 tuổi ở Malaysia qua đời sau khi nhổ răng khôn mà không rõ nguyên nhân khiến nhiều người thêm hoang mang lo lắng.

Đám tang của người phụ nữ xấu số.
Đám tang của người phụ nữ xấu số.

Được biết, trước khi nhổ răng, chồng của chị đã trao đổi với bác sỹ về tình trạng bệnh sử của vợ, bác sỹ đã lắng nghe và cho rằng chị hoàn toàn có thể nhổ răng, có điều, sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Tuy nhiên, sau khi nhổ máu chảy không ngừng, chị được tiến hành cầm máu nhưng không dứt hẳn. Sau ít ngày, chị bắt đầu bị đau đầu và nôn ra chất lỏng màu đen. Chị nhập viện trong tình trạng hôn mê và tử vong vào đêm 21/7.

Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết, nguyên nhân chính thức gây tử vong là do tuyến ức và xuất huyết nội sọ. Chồng của chị cho biết, trước đó chị đã từng được chẩn đoán mắc u tuyến ức từ năm 2013. Chị đã trải qua phẫu thuật và hóa trị cho đến năm 2017.

Trước khi nhổ răng, tình hình sức khỏe đã ổn định. Sự ra đi đột ngột của chị thực sự gây sốc cho gia đình, đặc biệt là 2 con nhỏ.

Những trường hợp tuyệt đối không nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn vốn là một loại tiểu phẫu thường gặp. Tuy nhiên, cần chọn đúng thời điểm để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Người mới ốm dậy

Đây chính là thời điểm cơ thể đang bị suy yếu về hệ miễn dịch, giảm khả năng đông máu. Việc phục hồi vết thương trong quá trình nhổ răng sẽ gặp khó khăn nên cực kỳ có hại.

Bên cạnh đó, sức chịu đau của người ốm rất kém, cơ thể dễ bị suy kiệt nên việc nhổ răng lúc này sẽ gây ra những hậu quả khó lường trước.

mat mang vi nho rang, chuyen gia canh bao 4 thoi diem tuyet doi khong nho rang khon - 3

Ảnh minh họa.

Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt

Ở trong kỳ kinh nguyệt, hormone của phụ nữ thường tăng cao nên gây ra tình trạng hôi miệng, viêm răng lợi... Do vậy, việc nhổ răng lúc này dễ gây viêm nhiễm răng lợi, thậm chí còn khiến bạn bị mất máu nhiều hơn.

Phụ nữ mang thai

Lượng canxi trong cơ thể của người đang mang thai có sự xáo trộn nên gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình nhổ răng. Lúc này, việc nhổ răng sẽ dễ gây viêm nhiễm và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi.

Ngoài ra, người mang bầu cũng không nên dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hay thuốc kháng sinh khi cảm thấy đau nhức răng mà chưa hỏi qua sự chỉ định của bác sĩ.

Người đang bị viêm răng lợi

Trước khi nhổ răng khôn, bạn nên đi xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định của nha sĩ, đồng thời trình bày rõ bệnh lý cá nhân của mình để nha sĩ đưa ra lời khuyên chính xác thời điểm đúng để nhổ răng.

Trong đó, những người đang bị viêm răng, viêm lợi thì không nên nhổ răng vì dễ gây viêm nhiễm nặng. Đặc biệt trong quá trình khâu, nếu không vệ sinh kỹ sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hại về sau.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

mat mang vi nho rang, chuyen gia canh bao 4 thoi diem tuyet doi khong nho rang khon - 4

Ảnh minh họa.

- Khi việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.

- Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, dự báo sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh.

- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.

- Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.

Theo Gia đình & Xã hội

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ