Chuẩn bị kiểm tra 4 điểm đến du lịch nổi tiếng

Sáng 21/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị triển khai Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động lữ hành và hướng dẫn du lịch, tăng cường công tác quản lý điểm đến du lịch, Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung.

Sẽ kiểm tra Hoàng Thành Thăng Long, Sapa, Phong Nha, Bái Đính

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung, Tổng cục đã thành lập ban tổ chức, hội đồng đánh giá và cử 2 tổ chuyên gia trực tiếp đi kiểm tra thí điểm 4 điểm đến là: Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Sapa (Lào Cai), Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bái Đính (Ninh Bình).

Hoạt động kiểm tra sẽ diễn ra từ ngày 24/4 – 27/4.

Tổng cục Du lịch sẽ mời chuyên gia đến chấm điểm, sau đó tiến hành rút kinh nghiệm.

Ngành du lịch mong muốn, đợt ra quân này nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức; phát động chiến dịch chấn chỉnh và nâng cao chất lượng dịch vụ lữ hành, hướng dẫn du lịch; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và phối hợp liên ngành; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ lữ hành, Tổng cục Du lịch, sẽ triển khai kế hoạch đến các địa phương và cùng với các địa phương, các Sở du lịch và cộng đồng doanh nghiệp tạo chiến dịch quảng bá hình ảnh đẹp của du lịch Việt Nam, đồng thời duy trì những hoạt động này để Việt Nam luôn là điểm đến thân thiện trong mắt khách du lịch.

Đề nghị chấn chỉnh tour “ảo”, hướng dẫn viên “chui”

Chuan bi kiem tra 4 diem den du lich noi tieng - Anh 2

Ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Giám đốc công ty du lịch Transviet phát biểu tại cuộc họp.

Cho ý kiến về việc này, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho rằng, các đoàn kiểm tra không chỉ tới các doanh nghiệp lữ hành mà còn phải kiểm tra các doanh nghiệp không phải là lữ hành nhưng có hoạt động kinh doanh thị phần này.

Ngoài ra, việc kiểm tra cần làm việc cụ thể với các địa phương bởi mỗi nơi lại có một đặc thù khác nhau. Việc kiểm tra cũng có tập trung vào khách sạn 5 sao không bởi nơi đây cũng có hoạt động mua bán tour, tuyến…

Về Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, theo ông Đỗ Đình Hồng, cần lưu ý tới các đối tượng khác trong hoạt động du lịch như tài xế, bán hàng bởi nếu họ có hình ảnh, ứng xử không tốt sẽ ảnh hưởng tới du lịch chung.

Trong khi đó, từ phía doanh nghiệp, bà Đặng Bích Thọ - Phó Giám đốc công ty lữ hành Hà Nội Redtours cho biết, hiện nay có tình trạng nhiều bạn trẻ biết về nghề tự mở công ty du lịch “ảo”, bán tour trên mạng internet cho khách.

Bà Thọ kiến nghị các cơ quan quản lý nên chấn chỉnh, kiểm tra những đơn vị du lịch không có giấy phép mà chỉ mua tên miền làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

Bà Thọ cũng bày tỏ, Hà Nội phát triển du lịch tốt nhưng vấn đề vận chuyển khách du lịch như những người lái xích lô dù đã được trả tiền nhưng vẫn đòi tiền tip làm khách bực bội gọi về công ty phản ánh.

Ngoài ra, các địa phương tăng giá dịch vụ trong thời gian ngắn, các công ty du lịch không thể chạy theo được khi đã bán tour trước cả năm trời.

Về tình trạng hướng dẫn viên du lịch “chui”, sử dụng thẻ giả để hành nghề, đại diện Vụ lữ hành cũng đưa ra lời khuyên với cộng đồng doanh nghiệp trước khi sử dụng hướng dẫn viên phải vào trang web đối chiếu thông tin trước.

Theo Tổ Quốc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.