Buôn bán nội tạng – Những thực tế rùng rợn

GD&TĐ - Nhiều người không còn xa lạ với tin đồn đáng sợ về ai đó đi du lịch tới những địa điểm mới lạ, rồi chợt tỉnh trong một bồn nước chứa đầy băng đá với một vết sẹo lớn trên cơ thể. 

Buôn bán nội tạng – Những thực tế rùng rợn

Chỉ đến lúc đó, nạn nhân mới nhận ra rằng, họ đã bị đánh cắp một bộ phận nội tạng nào đó. Trong khi những câu chuyện tương tự chắc chắn đã xảy ra, nhưng không phải ai cũng biết rõ những thực tế kinh hoàng về nạn buôn bán nội tạng

10% ca cấy ghép bất hợp pháp

Cấy ghép nội tạng bất hợp pháp còn phổ biến, tinh vi và mang lại mối lợi khủng hơn nhiều so với những gì bạn có thể hình dung ra. Những kẻ cầm đầu các đường dây buôn bán ít khi bị đưa ra tòa. Mặt khác, “nền thương mại” bất hợp pháp này lại có thể là niềm hy vọng mong manh cho nhiều bệnh nhân, những người nếu không được cấy ghép nội tạng sẽ không thể tiếp tục duy trì cuộc sống.

Tổ chức Y tế thế giới ước tính mỗi năm có hơn 100.000 ca cấy ghép nội tạng được thực hiện trên khắp thế giới. Mặc dù thế, do sự phức tạp về chính sách của các chính phủ, niềm tin cá nhân về hiến tạng và khả năng nguồn nội tạng an toàn nhanh chóng, thực tế, ước tính nhu cầu ghép tạng trên toàn cầu cao hơn con số này 10 lần.

Tất nhiên, bất cứ khi nào nguồn cung hợp pháp không đáp ứng nhu cầu, thì các nguồn bất hợp pháp sẽ ngang nhiên “lấn sân”. Vì có sự chênh lệch lớn giữa nhu cầu nội tạng và nguồn cung sẵn có, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có từ 5 - 10% các ca cấy ghép nội tạng được thực hiện trên toàn thế giới là bất hợp pháp. Trong số các ca này, 75% là các ca ghép thận, cơ quan nội tạng có nhu cầu cao nhất.

Thu lời khủng từ hai phía

Cũng giống như ở các chợ đen khác, người ta sẵn sàng trả giá cao hơn cho các ca cấy ghép được thực hiện bất hợp pháp. Mặc dù việc cấy ghép bất hợp pháp làm tăng các nguy cơ, nhưng hầu hết những bệnh nhân đang mong chờ được ghép nội tạng đều rất tuyệt vọng và thực sự phải đối diện với cái chết bất kỳ lúc nào, nếu họ không được cấy ghép kịp thời hoặc được chuyển lên đầu danh sách của các nhà tài trợ.

Chính vì thế, nhu cầu cấp bách của các bệnh nhân khiến người bán tha hồ làm mưa làm gió, ép họ phải mua nội tạng “lậu” với những khoản tiền khổng lồ, biến thị trường đen toàn cầu trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng thành một ngành thương mại sôi động, có lợi nhuận lên đến từ 600 triệu đến 1,2 tỷ USD mỗi năm.

Hầu hết, những người buộc phải bán nội tạng có xu hướng từ những vùng khó khăn, chẳng hạn như khu vực ổ chuột ở thủ đô của Manila. Nếu những người này có được nhận tiền từ việc bán thận đi nữa, thì số tiền họ nhận được hiếm khi vượt quá con số 5.000 USD. Mặc dù đây là một khoản tiền lớn đối với những người nghèo khó, nhưng không thể bù đắp được những thiệt hại về sức khỏe do thiếu đi một bộ phận nội tạng.

Trong khi đó, những kẻ buôn bán trái phép nội tạng có thể thu được những khoản tiền “khủng” từ các bệnh nhân ở các nước giàu có như Mỹ và Nhật Bản, số tiền lên tới 200.000 USD cho mỗi bộ phận nội tạng, thu lời cá nhân trên sự khốn khó của người bán và sự sống còn của người mua.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ