4 thực phẩm tăng cường sức đề kháng

Chúng ta có thể phòng vệ và chống lại các virus và tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, bằng cách bổ sung các loại thực phẩm chứa những dưỡng chất làm tăng sức đề kháng.

4 thực phẩm tăng cường sức đề kháng
Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

1. Bông cải xanh (súp lơ xanh)

Không chỉ là nguồn chất sắt, calci, protein, crom, vitamin A, vitamin C, vitamin K… Bông cải xanh còn chứa rất nhiều chất phytochemical và chất chống ôxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, nhờ đó cơ thể tránh được các loại bệnh.

Đây là những hợp chất có tác dụng chống lại bệnh tật và nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Ngoài ra, bông cải xanh còn được biết đến như một loại thực phẩm có thể phòng chống các bệnh ung thư nhờ chất sulforaphan, loại chất giúp tăng mức độ và hoạt động của các enzym ngăn chặn các tế bào ung thư.

Lời khuyên: Bổ sung bông cải xanh vào bữa ăn hàng ngày, nên hấp hoặc nướng, tránh chiên để không bị mất các chất dinh dưỡng.

2. Thịt bò

Ông William Boisvert (Chuyên gia Dinh dưỡng và Miễn dịch tại Viện nghiên cứu The Scripps, California, Mỹ) cho biết, thịt bò cung cấp nguồn chất kẽm dồi dào, giúp phát triển các tế bào bạch cầu, tế bào miễn dịch. Nhờ đó, nó giúp nhận biết và tiêu diệt các vi khuẩn, virus mang bệnh xâm nhập vào cơ thể. Thiếu chất kẽm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, điển hình như cảm cúm. Trong 1 lạng thịt bò nạc sẽ cung cấp khoảng 30% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.

Lời khuyên: Thịt bò được dùng trong chế biến nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá 1g thịt bò mỗi ngày.

3. Tỏi

Loại gia vị quen thuộc và có mùi thơm hấp dẫn này được coi là loại thuốc chữa bệnh kì diệu của thiên nhiên. Thành phần allicin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn rất cao, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh trong đó có bệnh ung thư.

Và nhờ tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng để phòng chống và chữa trị viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Tác dụng của tỏi tươi sáng ngang với thuốc kháng sinh trong việc tiệt trùng các vết thương nhỏ. Ăn tỏi cũng giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các loại bệnh do nấm gây ra.

Lời khuyên: Càng nghiền nát thì tỏi càng phát huy tác dụng. Acillin được tạo ra khi các tế bào tỏi bị phá hủy, vì vậy bạn nên sử dụng dụng cụ ép tỏi để nghiền nát hoặc băm nhỏ tỏi trước khi cho vào nước chấm hoặc các món ăn. Lưu ý không nên ăn quá nhiều tỏi mỗi lần.

4. Khoai lang

Theo Đông y, khoai lang có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, tiêu viêm… với những tính năng vượt trội về dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng một số protein trong khoai lang có khả năng chống ôxy hóa rất cao. Những protein này chứa khoảng 1/3 lượng chất chống ôxy hóa quan trọng trong cơ thể đó là glutathione.

Ngoài ra, khoai lang còn chứa các loại protein khác có khả năng chống bệnh tim mạch, thậm chí ung thư. Nguồn chất xơ chứa trong khoai lang có tác dụng trong việc thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau đớn, giảm viêm nhiễm các vết lở loét và tăng cường hệ miễn dịch.

Lời khuyên: Không nên ăn khoai lang lúc đói. Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, vì vậy không nên gọt vỏ nếu không cần thiết.
Theo khoe360.tienphong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ