Thời gian qua, ở nhiều địa phương của Việt Nam nhu cầu về đầu tư vào kết cấu hạ tầng ngày càng lớn do tình trạng đô thị hóa tăng nhanh. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt hoạt động đầu tư vào kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng có thể trở thành một rào cản đối với đầu tư và tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Tổng vốn vay ưu đãi WB cam kết dành cho Việt Nam đã nâng lên hơn 9.83 tỷ USD với tổng số 91 dự án và chương trình (không kể các khoản hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại |
Bên cạnh những giải pháp kinh tế vĩ mô mà Chính phủ Việt Nam triển khai thực hiện trong thời gian qua nhằm đưa kinh tế Việt Nam thoát khỏi tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu, đặc biệt là thông qua các gói kích cầu được triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua, việc các “Quỹ Đầu tư Phát triển địa phương” hoạt động hiệu quả và bền vững cũng là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phục hồi tăng trưỏng kinh tế của đất nước.
Vốn vay WB được tài trợ cho Bộ Tài chính dưới dạng vốn dài hạn. Vốn này sau đó sẽ được Bộ Tài chính cho các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương vay lại; vốn đối ứng sẽ được cấp phát từ Ngân sách Nhà nước và Ngân sách địa phương. Ban Quản lý Dự án thuộc Bộ Tài chính sẽ là cơ quan quyết định và thực hiện cho vay lại các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương và chịu trách nhiệm giám sát tổng thể. Bộ Tài chính và Quỹ Đầu tư phát triển địa phương chịu trách nhiệm hoàn trả vốn vay lại cả gốc và lãi theo quy định.
Trần Nhật