Thuở ban đầu, cá cảnh không phải là sinh vật cảnh, mà là để ăn. Cá cảnh hiện đại là biến thể đã được thuần hóa của loài cá chép sống trong hoang dã ở Đông Á.
Tổ tiên cá chép thiên nhiên của cá cảnh có màu xám bạc loại cá được ăn phổ biến ở Trung Quốc.
Cá cảnh phổ biến nhất cho đến nay vẫn là loài cá vàng. Cá vàng được thuần hóa từ loài cá giếc Phổ (Carassius gibelio), một loài cá giếc màu nâu xám sẫm bản địa của châu Á.
Cá vàng được nhân giống theo màu lần đầu tiên tại Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Do chọn giống, cá vàng đã phát triển thành nhiều giống khác nhau và hiện có nhiều màu sắc và hoa văn đa dạng, có hình dạng và kích thước khác nhiều do với giống cá diếc được thuần hóa ban đầu.
Trong tự nhiên, những màu sắc như vậy sẽ khiến con cá dễ dàng bị kẻ thù phát hiện và bắt ăn thịt.
Nhưng hồi thế kỷ thứ chín, người Trung Quốc, mà chủ yếu là các nhà sư Phật giáo, bắt đầu nuôi chúng trong các ao hồ, nơi chúng không bị những loài động vật khác bắt ăn thịt.
Theo truyền thống nhà Phật, người ta thường làm lễ phóng sinh để cầu may, nhất là với những loài động vật hiếm.
Cho nên việc không ăn những con cá chi có màu khác thường ngày càng trở nên phổ biến trên khắp Trung Quốc. Thay vào đó, người ta thả chúng vào ao hồ.
Không giống như các loài động vật được nuôi trong nhà, cá cảnh luôn lẩn tránh con người và không ăn những thức ăn được thả xuống.
Khi đã có đủ một lượng cá nhất định, người nuôi bắt đầu lai tạo để cho ra những chú cá có màu sắc mong muốn.
Việc lai tạo được khởi đầu hồi năm 1163, tại hồ cá cảnh của Đặc Thủ Cung ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc
Việc nuôi cá nhân tạo khiến chúng ta ngày nay có tới chừng 250 biến thể khác nhau, được mô tả là “kỳ quặc” và “quái dị”. Những biến đổi kiểu này không mang lợi ích gì cho bản thân chúng mà còn gây khó khăn nếu chúng phải tồn tại trong môi trường tự nhiên.
Nhiều loại cá cảnh khác nhau được lai tạo chỉ nhằm thỏa mãn mục đích của con người. Những chiếc vây hay đuôi to dài sặc sỡ có thể làm đẹp mắt chúng ta nhưng đối với chúng thì thật là thảm họa khi cơ thể nhỏ bé không thể điều khiển được những bộ phận to như vậy.
Một số loài cá cảnh có sức sống mãnh liệt hơn những loài khác và chúng thực ra là loài gây hại.
Một nghiên cứu từ Anh cho thấy ít nhất có năm giống cá cảnh khác nhau thích nghi rất tốt trong các ao hồ là cá màu vàng đồng, màu vàng, màu nâu, cá màu loang (lẫn trắng, đỏ, đen hoặc vàng) và cá đầu sư tử.
Trong khi chúng vốn chỉ có nguồn gốc ở vùng sông hồ miền đông và trung Á, thì ngày nay chúng ta có thể thấy trên khắp châu Âu, Nam Phi, Madagascar, America cùng các đảo thuộc Oceania và Caribbe.
Điều này xảy ra do nhiều người không còn muốn nuôi nên thả ra môi trường tự nhiên hoặc thoát khỏi môi trường nuôi dưỡng hoặc các cơ sở phân phối.
Những loài cá này có thể chén sạch các loại thực vật dưới nước do thói phàm ăn.
Một nghiên cứu cho thấy chúng quẫy quá nhiều khiến cho bùn đục ngầu, làm các loại sinh vật khác không tìm kiếm được thức ăn.
Một nghiên cứu hồi 2001 cho thấy cá cảnh ăn trứng và ấu trùng của kỳ giông chân dài.
Bình thường chúng không ăn trứng, nhưng cá cảnh rất nhanh chóng nhận biết, học hỏi.
Nếu phát hiện thấy có loài cá khác ăn trứng, chúng sẽ bắt đầu học theo, và một khi có một con cá cảnh phát hiện ra chuyện này thì cả cộng đồng cá cảnh ở đó sẽ nhanh chóng bắt chước.
Cá cảnh được cho là loài cá rất dễ nuôi và huấn luyện, chúng cũng có sự nhạy cảm đặc biệt với thị giác.
Chúng có thể cảm nhận được màu sắc giống như con người, điều mà thậm chí không phải loài linh trưởng nào cũng có được. Cho nên chúng trở thành loài động vật lý tưởng để con người nghiên cứu.