GS. Đào Trọng Thi: Phương án thi đảm bảo quyền lợi học sinh và nhà trường

GD&TĐ - GS. Đào Trọng Thi - nguyên chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - nhận xét: Phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 đảm bảo được quyền lợi của học sinh và các trường.

Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Ảnh minh họa/internet
Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Ảnh minh họa/internet

Quyết địnhh này đã vào lòng dân, bởi tính ổn định của phương án thi từ đến năm 2020. Từ năm 2021 trở đi sẽ có những điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Thiết nghĩ đây là một chủ trương đúng, đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn.

Có lẽ hài lòng nhất sẽ là các trường phổ thông, các em học sinh và phụ huynh - đây là những đối tượng trực tiếp được thụ hưởng từ chủ trương này của Bộ GD&ĐT.

Trước đây, dư luận quan tâm đến phương án: Một bài thi tổ hợp có 1 đầu điểm. Tuy nhiên, khi Bộ GD&ĐT quyết định phương án một bài thi tổ hợp nhiều đầu điểm cũng là hợp lý. Về cơ bản thì hai phương án này chỉ khác nhau về mặt kỹ thuật nên không có xáo trộn gì.

Về đề thi, Bộ GD&ĐT tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và từng bước định hướng nội dung theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đây cũng là quyết định đúng đắn, bởi thiết nghĩ ngân hàng đề thi luôn luôn cần hoàn chỉnh, hoàn thiện. Ngoài ra, việc Bộ GD&ĐT đặt vấn đề sẽ nghiên cứu, điều chỉnh mức điểm ưu tiên là hợp lý. Bởi sau một thời gian dài áp dụng chế độ này thì cũng cần thay đổi cho phù hợp với thực tiễn.

Bên cạnh đó, việc Bộ GD&ĐT công bố phương án thi vào thời điểm này là hợp lý, giúp các trường và các em học sinh chủ động trong kế hoạch dạy - học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ