Giáo dục biển đảo được dạy khá toàn diện trong nhà trường

Giáo dục biển đảo được dạy khá toàn diện trong nhà trường

Cử tri tỉnh Tiền Giang đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét lồng ghép các kiến thức về điều kiện lịch sử, vị trí địa lý của 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào chương trình giảng dạy cho học sinh nhằm nâng cao kiến thức về chủ quyền biển đảo và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Nội dung giáo dục về biển đảo nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng được đề cập ở nhiều bài học trong sách giáo khoa hiện hành của một số môn học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, đặc biệt là các môn khoa học xã hội.

Trong nội dung lịch sử địa phương, hầu hết tỉnh ven biển (28 tỉnh) đã biên soạn được nội dung địa phương về vị trị địa lý, lịch sử, phát triển kinh tế. Các tiềm năng, hiện trạng phát triển kinh tế vùng biển đảo và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu... Nội dung đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của tỉnh, lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới, hải đảo. Các địa phương đã tiến hành tập huấn và giảng dạy những tài liệu này.

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục đã kết hợp với hoạt động ngoại khóa để giáo dục chủ quyền biển đảo, lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương như ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu...

Như vậy, vấn đề giáo dục về biển đảo nói chung và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng đã được đưa vào dạy học khá toàn diện trong nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.