Đức cảnh báo không nhận gánh nặng Anh để lại

Bộ trưởng Bộ Tài chính bang Bavaria của Đức, ông Markus Soeder, hôm 29-6 khẳng định Đức sẽ không gánh vác các chi phí phát sinh khi Anh rồi khỏi EU.

Đức cảnh báo không nhận gánh nặng Anh để lại

Trả lời phỏng vấn báo Die Welt, ông Soeder cho rằng sau sự kiện Brexit, EU nên tự bù đắp các khoản đóng góp trước đó của Anh bằng việc cắt giảm chi phí. Ông Soeder thuộc đảng Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU) đồng minh với Thủ tướng Angela Merkel.

“Mọi người cho rằng chúng tôi có thể phải góp thêm 1 tỉ euro vào ngân sách của EU. Chúng tôi cần chắc chắn rằng sau sự kiện Brexit, các khoản đóng góp từ Anh trước đó sẽ không trút lên Đức và những quốc gia khác” – ông Soeder khẳng định.

Ý cũng kêu gọi điều chỉnh thâm hụt và các quy định hỗ trợ ngân hàng thời hậu Brexit. Đề ra luật ngân sách nghiêm ngặt hơn và giảm quy mô Ủy ban Châu Âu (EU) là các nội dung nằm trong kế hoạch cải cách hậu Brexit mà các trợ lý của Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble đề ra cho EU.

Viện kinh tế DIW ước tính quyết định rời khỏi EU của Anh không chỉ làm giảm xuất khẩu của Đức mà còn giảm tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm tới. Theo đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có khả năng hạ thấp dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Đức trong vài tuần tới, theo một quan chức cấp cao của IMF hôm 29-6.

Duc canh bao khong nhan ganh nang Anh de lai - Anh 1

Ông Markus Soeder (trái). Ảnh: Reuters

Ở một diễn biến khác, Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm 30-6 tuyên bố Pháp sẽ không tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về việc ở lại hay rời khỏi EU như Anh. Ông cho rằng cuộc trưng cầu dân ý sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn hay thậm chí là bạo lực không cần thiết.

Ông khẳng định cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào năm sau chính là cơ hội để các cử tri quyết định chính sách châu Âu mà họ muốn. “Những gì đã xảy ra ở Anh là một bài học cho chúng ta” – Ông Hollande mạnh mẽ khẳng định.

Ngày càng nhiều người Pháp chán chường với châu Âu vì họ cho rằng đây là một thị trường cạnh tranh cao và không an toàn. Một cuộc khảo sát được công ty Elabe công bố hôm 29-6 cho thấy khoảng 45% người Pháp đang muốn tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc nên rời khỏi hay ở lại EU.

Theo NLĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ