Những hình thức kỉ luật để phạt con mà bố mẹ đưa ra trong lúc nóng giận thường dẫn đến nhiều sai lầm. Dưới đây là 7 sai lầm bố mẹ thường mắc phải khi phạt con.
1. Quá tiêu cực
"Đừng đánh em!" "Không kéo đuôi con chó!"…. Những điều bạn dặn con không được làm là không thể đếm được.
Cách sửa: Khi cha mẹ nói “không” quá thường xuyên, trẻ sẽ “miễn nhiễm” và từ đó mất đi sức mạnh của việc nhắc nhở. Hơn nữa, chúng ta thường nói với các con không được làm một cái gì đó mà không cho con biết đâu mới là cách làm đúng. Vì vậy, thay vì từ chối giải thích, bạn hãy tập trung nói bạn muốn con cư xử như thế nào.
Ví dụ, thay vì, “Không đứng trong bồn tắm!”, bố mẹ nên nói với con: “Chúng ta nên ngồi xuống bồn tắm vì nó rất trơn”. Và sau khi thấy bé làm đúng, bạn nên đưa lời khen ngợi (như "Ồ, con ngồi đáng yêu quá!”) để củng cố cho hành vi tốt của bé.
2. Quá hy vọng vào trẻ
Khi bạn và con đang ở chốn đông người thì bé nhà bạn hét ầm lên. Ngay sau khi bạn bảo con im lặng, bé tiếp tục làm một lần nữa. Bạn xấu hổ chết đi được! Tại sao bé lại không nghe?
Cách sửa: Hãy dạy con biết cư xử thế nào. Trẻ nhỏ vẫn chưa biết kiểm soát bản thân hoặc học được những ứng xử xã hội cần thiết ở những nơi công cộng. Rắc rối ở đây là các bậc cha mẹ cho rằng trẻ biết nhiều hơn những gì chúng làm.
Khi con phá vỡ một chuẩn mực, nhắc nhở bản thân rằng con không muốn bị phạt - con chỉ không biết hành động thế nào trong hoàn cảnh đó.
Vì vậy hãy nói với con: "Mẹ đang giữ yên lặng vì ở đây ai cũng như vậy, nhưng nếu mẹ cần nói gì đó với bố, mẹ sẽ ghé lại gần thì thầm."
Hãy làm mẫu để chỉ cho con thấy người khác đang làm thế nào. Trẻ em rất hay bắt chước, thế nên bạn phải làm mẫu hoặc làm con chú ý đến một hành động mẫu. Theo thời gian, bé sẽ học được cách hành động thích hợp.
3. Hãy luôn nhớ bố mẹ là tấm gương con soi vào
Khi bạn làm rơi một cái gì đó, bạn hét lên. Một người đàn ông chẳng may va phải bạn, bạn tỏ vẻ khó chịu. Nhưng sau đó, bạn lại trở nên bực tức nếu con phản ứng giống bạn trong trường hợp tương tự như vậy.
Cách sửa: Xin lỗi và làm lại. Có một hiệu ứng “boomerang” đến hành vi của trẻ: Nếu chúng ta hét lên, con cái chúng ta cũng sẽ làm vậy. Đúng là thật khó để luôn có hành vi hoàn hảo, vì vậy hãy xin lỗi khi bạn làm sai. Việc người lớn chúng ta nói lời "xin lỗi" chứng minh rằng chúng ta chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
4. Phạt con ngay cả khi con làm phiền chút xíu
Bạn nghe tiếng các con đang đuổi nhau quanh nhà và ngay lập tức mắng con.
Cách sửa: Hãy biết cách bỏ qua khi cần thiết. Thông thường, các bậc cha mẹ muốn định hướng theo những chuẩn mực đúng kiểu trẻ con. Nhưng việc luôn là người xấu quả là mệt mỏi. Hãy nhớ rằng trẻ em nghịch ngợm vì các bé đang khám phá những kỹ năng mới. Hãy học cách chờ đợi và quan sát.
Ví dụ, nếu con bạn đang chơi vật gì đó bằng mũi của mình, cố gắng không được la mắng. Bạn chỉ trông chừng xem con sẽ làm gì như không có chuyện gì đang xảy ra. Nhiều khả năng, nếu bạn không phản ứng, bé cuối cùng sẽ dừng lại - và bạn sẽ thấy bình tĩnh hơn và tránh được một trận mắng mỏ con.
5. Chỉ nói mà không hành động
"Tắt tivi ngay ... Mẹ nói nghiêm túc đấy nhé!" – Thế nhưng con bạn vẫn tiếp tục xem tivi dù bạn đã cảnh báoViệc bé phớt lờ cảnh báo “đèn vàng” đều có lý do của nó.
Cách sửa: Hãy dạy bọn trẻ làm theo quy định, đưa ra kỳ vọng rõ ràng, và chỉ hành động khi quy định bị phá vỡ. Ví dụ, nếu bạn muốn con bạn xuống khỏi ghế và làm bài tập về nhà, hãy bắt đầu với mệnh lệnh nghiêm túc ("Con hãy tắt tivi bây giờ và làm bài tập của con").
Nếu bé làm theo thì không có gì cả. Nhưng nếu không, nên đưa ra một cảnh báo: "Mẹ sẽ tắt tivi ngay. Chỉ khi con hoàn tất mọi bài tập, con mới được xem lại tivi.."
6. Thời gian phạt con chưa hiệu quả
Khi bạn phạt đứa con 3 tuổi của mình bằng cách nhốt trong phòng vì tội đánh em, có thể bé sẽ đập đầu xuống sàn một cách giận dữ.
Cách sửa: Thay vì phạt con , bạn nên cho con một cơ hội để trẻ bình tĩnh lại. Một số trẻ đáp ứng tốt với cách phạt ngồi một mình trong phòng cho đến khi bình tĩnh. Nhưng một số trẻ lại xem nó như là sự chối bỏ, và làm ầm lên.
Thêm vào đó, ta không nên dạy trẻ cách ta muốn trẻ cư xử. Nếu trẻ tỏ ra giận dữ, điều bạn cần làm là ôm bé vào lòng để bé ổn định trở lại. Một khi bé thoải mái hơn, bạn có thể bình tĩnh giải thích tại sao hành vi này là không đúng.
Còn nếu bạn quá tức giận đến mức không thể an ủi con. Bạn cũng cần không gian để bình tĩnh lại; một khi bạn đã thoải mái, thảo luận về những gì bạn muốn con làm khác đi. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói: "Con có thể làm gì khác, thay vì đánh em vì em lấy đồ chơi của con?"
7. Mỗi đứa trẻ một cách phạt
Việc hình phạt bạn áp dụng với con lớn bị vô hiệu hóa khi dùng với con bé là điều hoàn toàn bình thường!
Cách sửa: Bố mẹ nên đưa ra cách xử lý khác nhau đối với từng đứa trẻ. Trong khi, bé này có thể chịu nghe một lời nhắc nhở bằng lời nói, thì bé kia có thể cần một cảnh báo khi không nghe lời. Tùy từng trẻ, mà bạn điều chỉnh phong cách dạy dỗ và hình phạt khác nhau.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ -Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang phối hợp Ban Dân vận TP Thủ Đức (TPHCM) khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân Khmer huyện Tri Tôn.
GD&TĐ - Nha khoa Mai Hùng Group và Công ty Mead International ký kết chương trình tặng nhiều suất trồng răng Implant miễn phí cho người nghèo ở Hà Tĩnh.