Mỗi CSGT sử dụng riêng 1 máy đo nồng độ cồn

Mỗi CSGT sử dụng riêng 1 máy đo nồng độ cồn

Ngày 4/2, WHO đã có thư gửi ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Uỷ ban ATGT bày tỏ quan điểm việc thực thi pháp luật trong thời kỳ dịch virus Corona. Theo quan điểm của WHO, việc thực thi Luật Giao thông đường bộ và các quy định pháp luật khác, trong đó có Quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và các văn bản dưới luật có liên quan nên được tiếp tục.

Tuy nhiên, WHO cho rằng cần thực hiện các biện pháp bảo hộ phù hợp để bảo đảm an toàn, giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh cho người thực thi công vụ, người tham gia giao thông và cho cộng đồng bất cứ khi nào tiến hành hoạt động kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông. 

Tổ chức Y tế Thế giới đã ban hành các khuyến cáo cơ bản đối với công chúng, bao gồm các lời khuyên để giúp cho người dân tham gia giao thông an toàn trong điều kiện có dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).

Liên quan tới tình huống cụ thể khi kiểm tra nồng độ cồn qua hơi thở bằng thiết bị của lực lượng Cảnh sát giao thông, WHO cho rằng CSGT nên đeo khẩu trang y tế, và được trang bị dung dịch rửa tay khô có cồn.

Đặc biệt, nên bố trí để đảm bảo thiết bị kiểm tra nồng độ cồn được cầm và sử dụng bởi riêng 1 CSGT trong mỗi ca làm việc (để tránh lây chéo). Tiến hành sát khuẩn thiết bị trước, trong và sau ca làm việc bằng dung dịch có cồn.

Chỉ sử dụng riêng 1 ống thổi mới, chưa qua sử dụng cho mỗi người được kiểm tra. Các ống thổi đã được sử dụng cần được thu gom và xử lý phù hợp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.