GD&TĐ - Trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua ngôn ngữ ký hiệu” (viết tắt là QIPEDC), Ban Quản lý các dự án (Ban QLCDA), Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã tổ chức đợt đánh giá thực tế và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng tại 20 tỉnh tham gia dự án, trong đó có 7 tỉnh đánh giá trực tiếp và 13 tỉnh đánh giá thông qua bộ công cụ khảo sát.
GD&TĐ - Sau khi thực hiện chuyển đổi nội dung sách giáo khoa lớp 1 sang chữ nổi cho HS khiếm thị, tách chương trình cho HS khiếm thính và khuyết tật khác, thầy - trò bắt đầu làm quen với bài học dựa trên năng lực tiếp thu mỗi trò.
GD&TĐ - Đọc, tìm tòi, nghiên cứu rồi vận dụng kiến thức thực tiễn để chuyển SGK lớp 1 mới cho học sinh khiếm thị, khiếm thính là một quá trình dày công của đội ngũ cán bộ giáo viên trường chuyên biệt. Chưa đầy 2 tháng, những chương trình, sách học mới đã được “lên khuôn” để kịp thời dạy cho học sinh.
GD&TĐ - Để HS khiếm thị, khiếm thính có SGK lớp 1 học theo Chương trình GDPT mới, ban giám hiệu (BGH), giáo viên các trường chuyên biệt đã chuyển đổi SGK cả kênh hình và kênh chữ sang chữ nổi Braille cho HS khiếm thị, hoặc tách đôi chương trình chia làm 2 năm cho HS khiếm thính.