Hoàn thiện chương trình tiếng Nhật bậc Tiểu học, THCS, THPT

GD&TĐ -Hôm nay (12/9), Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN) và Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 tổ chức “Hội thảo Lấy ý kiến hoàn thiện chương trình tiếng Nhật bậc Tiểu học, THCS và THPT”.

Hoàn thiện chương trình tiếng Nhật bậc Tiểu học, THCS, THPT
Hoàn thiện chương trình tiếng Nhật bậc Tiểu học, THCS, THPT ảnh 1Hoàn thiện chương trình tiếng Nhật bậc Tiểu học, THCS, THPT ảnh 2Hoàn thiện chương trình tiếng Nhật bậc Tiểu học, THCS, THPT ảnh 3Hoàn thiện chương trình tiếng Nhật bậc Tiểu học, THCS, THPT ảnh 4
Dự Hội thảo có GS. Nguyễn Hòa – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN); TS. Vũ Thị Tú Anh – Phó Vụ trưởng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ 2020 ; Bà Tanaka Mizuki – Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; Ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội; Ông Inami Kazumi – Giám đốc Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cùng đại diện các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn Hà nội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS. Nguyễn Hòa chia sẻ: Đối với phía nhà trường, đây là một vinh dự và cũng là trách nhiệm lớn để xây dựng chương trình và Sách giáo khoa tiếng Nhật. 

Qua quá trình lên kế hoạch triển khai, khảo sát các chương trình tiếng Nhật tương tự và xây dựng khung chương trình tiếng Nhật tổng thể 10 năm, nhóm biên soạn đã đóng góp công sức lớn trong việc xây dựng chương trình dạy và học tiếng Nhật 3 bậc học, đáp ứng nhu cầu đào tạo Ngoại ngữ của Việt Nam hiện nay.

Lạc quan với việc góp phần xây dựng giáo dục Ngoại ngữ, TS Vũ Thị Tú Anh phát biểu: Tham dự Hội thảo này, chúng tôi rất cảm động bởi đó là công sức của các nhà khoa học, là sự quyết tâm lớn của những người làm công tác nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài trên tinh thần xây dựng mục tiêu chung của toàn xã hội.

Chúng ta đa có thời gian để chuẩn bị và có sản phẩm như ngày hôm nay là một tín hiệu đáng mừng cho thấy Ban quản lý Đề án hoàn toàn lạc quan vào việc xây dựng Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 hướng tới thành công vì một nền Giáo dục ngoại ngữ Việt nam bền vững. 

TS Vũ Thị Tú Anh

Nhóm biên soạn chương trình gồm PGS.Ngô Minh Thúy (Trưởng nhóm); TS. Trần Kiều Huế; ThS. Đào Thị Nga My; ThS. Phạm Thị Thu Hà - đã trình bày những vấn đề chung về nhu cầu, điều kiện, luận cứ trong việc dạy tiếng Nhật đối với 3 bậc học trên. 

Theo đó, giáo dục Ngoại ngữ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, nghiên cứu và giảng dạy các ngoại ngữ, trong đó có tiếng Nhật cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Trên thực tế, Nhật Bản là đối tác quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế Việt Nam. Đây cũng là quốc gia có viện trợ ODA lớn nhất cho nước ta với gần 1.500 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.

Điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Nhật đối với giáo dục Ngoại ngữ.

Đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết về phát triển ngành tiếng Nhật và phổ cập tiếng Nhật tại Việt Nam, nhóm biên soạn đã cho ra đời chương trình tiếng Nhật 10 năm (dạy tiếng Nhật từ lớp 3 đến lớp 12).

Theo đó, nguyên tắc Chuẩn kiến thức Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam và Chuẩn giáo dục tiếng Nhật của Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản như sau: Sau 3 năm Tiểu học là hoàn thiện chương trình bậc 1/6; sau 4 năm THCS ứng với bậc 2/6 và sau 3 năm THPT là bậc 3/6.

Hội thảo đã lắng nghe đầy đủ những luận cứ, khái quát cũng như những nội dung chi tiết của chương trình tiếng Nhật 3 bậc học tại Việt Nam, đồng thời đưa ra những góp ý để hoàn thiện chương trình dạy và học tiếng Nhật.

Ông Inami Kazumi cho biết: Khi được biết tiếng Nhật đưa vào giảng dạy bậc THCS và THPT tại Việt Nam, chúng tôi đã rất vui mừng, nay là việc đưa tiếng Nhật vào bậc Tiểu học. Trên thực tế, trên thế giới chưa có một quốc gia nào mà học sinh tiểu học đã có thể học tiếng Nhật một cách chỉn chu.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng đưa 10 giáo viên người Nhật sang Việt Nam để cùng hỗ trợ. Trong nhiều năm, Việt Nam và Nhật Bản đã có những mối quan hệ tốt đẹp, khăng khít về Văn hóa – Giáo dục – Kinh tế… Hi vọng, với những tình cảm tốt đẹp này, tiếng Nhật sẽ dần được phổ biến tại Việt Nam.