Chị Lò Thi Siêu, Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Ban, Mai Châu (Hòa Bình): Học trung cấp hoàn chỉnh, nhưng vì yêu nghề mầm non, chị Lò Thị Siêu đã chuyển sang nghề này. Làm giáo viên một thời gian, chị được tín nhiệm lên làm tại Phòng Giáo dục. Ở huyện chị khi đó có 2 xã và khoảng hơn 100 thôn, nhưng duy nhất chỉ có một thôn chị chưa đến là thôn Táu Nà. Đó là thời gian chị đi vận động người Thái và người Mông mở lớp cho con em đến trường, quãng thời gian đó được chị nhớ lại có cả nước mắt và nụ cười. Sau khi chị vận động được các cháu ra lớp, huyện Mai Châu đã trở thành một trong những huyện vùng cao có tỷ lệ huy động trẻ ra lớp rất cao.
Chị Lò Thi Siêu. Ảnh: gdtd.vn |
Làm ở phòng giáo dục được một thời gian, trường thị trấn muốn có một hạt nhân để giúp trường bứt phá và chị được cử xuống làm hiệu trưởng. Trong 6 năm làm hiệu trưởng, chị đã đưa trường mầm non Hoa Ban thành trường chuẩn quốc gia.
Nói về công việc của người quản lý, chị Siêu cho biết, nhiệm vụ quản lý của cơ sở giáo dục mầm non rất nhiều công việc, tuy nhiên, tôi xác định, việc quan trọng nhất chính là huy động các cháu ra lớp và chăm sóc các cháu tốt nhất. Trước đây, việc huy động trẻ ra lớp của chúng tôi rất thấp, do quan niệm, do suy nghĩ người dân chưa thông. Chúng tôi đã không chỉ bằng phương pháp vận động, tuyên truyền mà phải chứng minh với người dân bằng hiệu quả cụ thể là sự tiến bộ của các cháu. Vì thế mà đến nay nhận thức của bà con đã thay đổi, người dân thậm chỉ phải đi kiếm củi, bán thóc vẫn vui vẻ đóng góp ủng hộ trường. Đặc biệt là ông Hà Việt Thùa đã hiến hơn 100 m vuông đất để trường xây dựng thêm bếp ăn một chiều, nhờ đó, trường chúng tôi đã đạt trường chuẩn quốc gia.
Hiện nay, trường Hoa Ban đạt tỷ lệ các cháu ra lớp rất cao; tỷ lệ chuyên cần hàng tháng đạt hơn 96&; 100% các cháu mẫu giáo ra lớp; số trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 92%. Chất lượng của trường đạt cao so với mặt bằng chung trong toàn huyện
Chị Siêu cũng cho biết, trường hiện có 28 giáo viên, trong đó, 6 cô giáo hợp đồng, tuy nhiên, thu nhập của giáo viên hợp đồng cũng đạt 1,3 – 1,5 triệu/ tháng. So với vùng khó khăn như Hòa Bình thì đây đã là một sự động viên lớn.
Chị Trần Thị Hạnh – Hiệu trưởng trường mầm non Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội): Từ một giáo viên chưa qua đào tạo được tuyển vào dạy mẫu giáo rồi học hỏi phấn đấu trở thành hiệu trưởng một trường mầm non, chị là người đầu tiên mạnh dạn xếp lương cho giáo viên mầm non trong và ngoài công lập theo ngạch bậc từ năm 1993 trong lúc toàn tỉnh Hà Tây (cũ) chưa có đơn vị nào làm.
Chị Hạnh tâm sự: Trước năm 2009, nguồn chi của nhà trường đều có nguồn thu do dân đóng góp, trong khi đó, mức sống của nhân dân trong xã còn thấp. Trước thực trạng đó, tôi đã suy nghĩ trăn trở tìm mọi biện pháp để đảm bảo mọi chế độ chính sách của giáo viên trường tôi được hưởng như giáo viên trường công lập. 100% giáo viên hợp đồng trường tôi đều được xếp lương theo trình độ đào tạo và theo năm công tác; 100% giáo viên được nhà trường trích quỹ đóng góp và mua các loại bảo hiểm theo quy định của Nhà lương. Chị em nghỉ đẻ, ốm đau, thai sản, nghỉ hè, ngày lễ tết đều hưởng chế độ như giáo viên biên chế nhà nước và luôn có quỹ dự phòng trượt giá thay đổi tiền lương khi mức thu chưa được thay đổi.
Chị Hạnh cũng cho biết, hiện nay mức lương giáo viên đứng lớp của trường thấp nhất là 1,86 và cao nhất là 4,06.
Với những đóng góp cho ngành giáo dục mầm non, năm 1998, chị Nguyễn Thị Hạnh đã vinh dự được nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Chị Trần Thị Bắc. Ảnh: gdtd.vn |
Chị Trần Thị Bắc, trưởng Phòng mầm non Sở GD&ĐT Hòa Bình: Là người đề nghị mở lớp cắm bản cho học sinh người Mông, đến nay tất cả các em học sinh của lớp đã học xong chương trình trung cấp mầm non, công tác phục vụ ngành, tất cả trong số đó cũng đã được vào biên chế năm 2008.
Chia sẻ về công tác xã hội hóa giáo dục mầm non Hòa Bình, chị Bắc cho biết, ở Hòa Binh, số đơn vị trường ở thị trấn đất chật hẹp, nhưng nhờ sự can thiệp của địa phương đã giúp đền bù đất cho dân để trường có thêm diện tích, nhiều cá nhân cũng tự nguyện hiến đất xây trường. Ở những đơn vị khác, sở chỉ đạo, nếu trường nào điểm trung tâm không được 3000 m vuông sẽ không đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Do đó, nhiều trường đã tích cực tham mưu với UBND huyện để có được diện tích đất. Như huyện Lương Sơn, 2 năm trở lại đây, tất cả các điểm trường đều đã đạt 3000 m vuông đất trở lên. Hoặc trường mầm non Tân Thị Bắc (TP.Hòa Bình), cả sân trường được lát gạch, được trang trí khu vườn cổ tích cho trẻ hoạt động ngoài trời và cả tường bao quanh trường đều là của phụ huynh đóng góp.
Một trong những điều đáng mừng tại Hòa Bình, theo chị Bắc tâm sự là đời sống giáo viên mầm non được quan tâm. Riêng về phía công đoàn ngành có quỹ tương trợ giúp đỡ giáo viên. Năm nay, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn làm nhà sẽ được hỗ trợ mỗi người 20 triệu; quỹ này cũng được trích ra để hỗ
NGƯTLê Thúy Huơng. Ảnh: gdtd.vn |
trợ giáo viên trong dịp lễ tết, khi đau ốm... Cũng theo chị Bắc, nhờ sự quan tâm của UBND tỉnh, đến thời điểm tháng 1/2009, tỉnh đã hỗ trợ cho mỗi giáo viên hợp đồng 650 nghìn/tháng cộng với phụ cấp khu vực. Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình sẽ làm tờ trình đề nghị cho giáo viên mầm non hợp đồng đạt trình độ chuẩn được hưởng 1,86 cùng phụ cấp khu vực và phụ cấp chức vụ; giáo viên hợp đồng có trình độ ĐH được hưởng 2,34.
Hiệu trưởng trường mầm non Tuổi Thơ (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Lê Thúy Huơng: Kinh nghiệm với 35 năm tuổi nghề, 30 năm làm công tác quản lý, xây dựng được nhà trường 32 năm vững mạnh với 26 năm liên tục là trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố, chia sẻ về kinh nghiệm quản lý cơ sở giáo dục mầm non, chị Hương cho rằng, công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Để làm được tốt công việc này, người hiệu trưởng phải xây dựng được môi trường sư phạm đoàn kết, dân chủ, cộng đồng trách nhiệm và cùng có ý thức vươn lên; trong công việc phải thấu tình, đạt lý và là người đồng cảm, biết chia sẻ vui buồn, thành bại với đồng nghiệp.
Hiếu Nguyễn