back

Báo Giáo dục và Thời đại Online E-magazine
Công nhân đội nắng thi công hầm xuyên núi Thần Vũ

Công nhân đội nắng thi công hầm xuyên núi Thần Vũ

GD&TĐ - Bất chấp thời tiết nắng nóng, hàng trăm công nhân và máy móc vẫn ngày đêm thi công hầm Thần Vũ (tỉnh Nghệ An) thuộc dự án đường cao tốc Bắc – Nam.

Đường cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đi qua 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Dự án chiều dài 48,3km được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu tư 11.157 tỷ đồng (vốn nhà đầu tư huy động 5.090 tỷ đồng, vốn Nhà nước 6.067 tỷ đồng).

Trên tuyến cao tốc này có hầm Thần Vũ được đào xuyên qua núi Thần Vũ với chiều dài 1.280m. Hầm nối xã Diễn Phú (huyện Diễn Châu, Nghệ An) và xã Nghi Đồng (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) do 2 nhà thầu là Công ty TNHH Hòa Hiệp và Tập đoàn Cienco4 đảm nhận thi công.

Trên tuyến cao tốc này có hầm Thần Vũ được đào xuyên qua núi Thần Vũ với chiều dài 1.280m. Hầm nối xã Diễn Phú (huyện Diễn Châu, Nghệ An) và xã Nghi Đồng (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) do 2 nhà thầu là Công ty TNHH Hòa Hiệp và Tập đoàn Cienco4 đảm nhận thi công.

Những ngày cuối tháng 8, công trường thi công hầm Thần Vũ nhộn nhịp tiếng máy móc và hàng trăm công nhân đang làm việc. Để đảm bảo đúng tiến độ của dự án, 2 nhà thầu đã huy động tối đa nhân lực để thi công 3 ca/ngày.

Những ngày cuối tháng 8, công trường thi công hầm Thần Vũ nhộn nhịp tiếng máy móc và hàng trăm công nhân đang làm việc. Để đảm bảo đúng tiến độ của dự án, 2 nhà thầu đã huy động tối đa nhân lực để thi công 3 ca/ngày.

Một cán bộ kỹ thuật cho biết, để đảm bảo tiến độ, hầm Thần Vũ sẽ được đào từ cả 2 phía. Một phía từ huyện Diễn Châu, phía còn lại ở huyện Nghi Lộc. Dự kiến phải mất một năm đường hầm này mới có thể thông tuyến. Do vị trí thi công trên núi, giao thông đi lại khó khăn nên hiện các đơn vị thi công chỉ mới đào được một khối lượng nhỏ đất đá trong hầm.

Một cán bộ kỹ thuật cho biết, để đảm bảo tiến độ, hầm Thần Vũ sẽ được đào từ cả 2 phía. Một phía từ huyện Diễn Châu, phía còn lại ở huyện Nghi Lộc. Dự kiến phải mất một năm đường hầm này mới có thể thông tuyến. Do vị trí thi công trên núi, giao thông đi lại khó khăn nên hiện các đơn vị thi công chỉ mới đào được một khối lượng nhỏ đất đá trong hầm.

Sau khi máy móc đào đất đá trong núi, công nhân sẽ dọn đất đá ra ngoài rồi ghim một lớp thép trên nóc hầm, đặt miếng đệm sắt, siết chặt đai ốc để làm kết cấu chống đỡ. Mái hầm thi công đến đâu sẽ được phun bê tông tươi gia cố chắc đến đó.

Sau khi máy móc đào đất đá trong núi, công nhân sẽ dọn đất đá ra ngoài rồi ghim một lớp thép trên nóc hầm, đặt miếng đệm sắt, siết chặt đai ốc để làm kết cấu chống đỡ. Mái hầm thi công đến đâu sẽ được phun bê tông tươi gia cố chắc đến đó.

Các đơn vị nhà thầu tập trung vật tư, máy móc, thiết bị và huy động tối đa nhân lực để gấp rút triển khai thi công hầm Thần Vũ.
Các đơn vị nhà thầu tập trung vật tư, máy móc, thiết bị và huy động tối đa nhân lực để gấp rút triển khai thi công hầm Thần Vũ.
Phía bên ngoài hầm, nhà thầu đổ bê tông gia cố mái thành từng khuôn hình vuông để tránh sạt lở đất đá.

Phía bên ngoài hầm, nhà thầu đổ bê tông gia cố mái thành từng khuôn hình vuông để tránh sạt lở đất đá.

Công nhân đội nắng thi công mái taluy chống sạt lở phía trên hầm Thần Vũ.
Công nhân đội nắng thi công mái taluy chống sạt lở phía trên hầm Thần Vũ.
Mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng các công nhân trên công trường vẫn căng mình làm việc để đảm bảo tiến độ cho dự án.
Mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng các công nhân trên công trường vẫn căng mình làm việc để đảm bảo tiến độ cho dự án.
Đối với những công nhân cắt, đan thép, phải liên tục di chuyển thì phải chống nắng bằng những lớp áo dày cộm, thêm lớp khăn đội trên đầu.

Đối với những công nhân cắt, đan thép, phải liên tục di chuyển thì phải chống nắng bằng những lớp áo dày cộm, thêm lớp khăn đội trên đầu.

Làm việc ngoài trời, không một bóng râm nên công nhân phải mặc nhiều lớp áo bảo hộ, trùm khăn kín mít từ đầu đến chân. Bên cạnh đó, chia ca làm việc vào ban đêm và từ 5h sáng để trưa được nghỉ ngơi.

Làm việc ngoài trời, không một bóng râm nên công nhân phải mặc nhiều lớp áo bảo hộ, trùm khăn kín mít từ đầu đến chân. Bên cạnh đó, chia ca làm việc vào ban đêm và từ 5h sáng để trưa được nghỉ ngơi.

Anh Lộc Văn Sơn (SN 1992, trú tại huyện Tương Dương, Nghệ An) cho biết, nắng nóng nên mọi người đều tranh thủ ăn trưa nhanh để lại lán nghỉ trưa. “Không điện, không sóng điện thoại nên ăn xong anh em cũng không biết làm gì. Đành mang chiếu, võng lên tìm bóng mát dưới gốc cây để ngủ trưa lấy sức thôi”, anh Sơn nói.

Anh Lộc Văn Sơn (SN 1992, trú tại huyện Tương Dương, Nghệ An) cho biết, nắng nóng nên mọi người đều tranh thủ ăn trưa nhanh để lại lán nghỉ trưa. “Không điện, không sóng điện thoại nên ăn xong anh em cũng không biết làm gì. Đành mang chiếu, võng lên tìm bóng mát dưới gốc cây để ngủ trưa lấy sức thôi”, anh Sơn nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ