back

Báo Giáo dục và Thời đại Online E-magazine
Nét Trung thu xưa trên phố cổ Hà Nội

Nét Trung thu xưa trên phố cổ Hà Nội

GD&TĐ - Tò he - loại hình đồ chơi dân gian đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Từ những nguyên liệu thường ngày dân dã, qua bàn tay tài hoa của người nghệ nhân tạo nên những hình ảnh thân thuộc, đậm tính lịch sử, nghệ thuật và văn hoá dân tộc.

Gian hàng nhỏ nằm trên con phố đèn lồng Hàng Mã do Nghệ nhân Đặng Văn Hậu bày tại nơi đây, khi đi qua ai cũng khó có thể rời mắt khỏi những con tò he được làm tỷ mỉ, công phu và vô cùng đẹp mắt.

Gian hàng tò he nhỏ được bày ngay trên phố Hàng Mã nhộn nhịp.

Gian hàng tò he nhỏ được bày ngay trên phố Hàng Mã nhộn nhịp.

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu cho biết, nguồn gốc của tò he hiện tại xuất phát từ con giống chim cò gọi là con bánh chim cò huyện Phú Xuyên hiện nay.

Con giống chim cò khác với con tò he là được nằm ở trên vòng tre, nguyên liệu xưa để làm là bằng bột gạo tẻ, có một kỹ thuật nặn khác của con giống là ở bên trong rỗng, nên sẽ nhẹ hơn, loại con giống này phải hấp xong thì mới mang đi bán, hoặc chơi xong hấp lên là có thể ăn được, vì các loại màu đều là thực phẩm tự nhiên như màu đỏ từ gấc, màu vàng từ nghệ, màu xanh từ lá cây, màu đen thì từ nhọ nồi..

Về sau đã thay đổi gạo tẻ sang gạo nếp, ưu điểm là không phải hấp, có thể mang đi các hội làng, làm trực tiếp theo đặt hàng theo yêu cầu. Từ lúc đó trở đi gọi là nghề nặn chiến sĩ, vì thời đó là thời kháng chiến nên sản phẩm phần lớn là nặn bộ đội, nặn các vị tướng, cô dân quân...

Anh Hậu trực tiếp nặn tò he tại gian hàng.

Anh Hậu trực tiếp nặn tò he tại gian hàng.

Chỉ bằng những nguyên liệu dân dã, qua bàn tay của nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm rất đẹp mắt.

Chỉ bằng những nguyên liệu dân dã, qua bàn tay của nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm rất đẹp mắt.

Trong tuổi thơ của nhiều người, những con tò he đầy màu sắc có lẽ là phần ký ức không thể nào quên.
Trong tuổi thơ của nhiều người, những con tò he đầy màu sắc có lẽ là phần ký ức không thể nào quên.
Ngoài con giống chim cò ở Phú Xuyên ra thì ở Việt Nam có nhiều làng nghề làm con giống bột khác nhau.

Ngoài con giống chim cò ở Phú Xuyên ra thì ở Việt Nam có nhiều làng nghề làm con giống bột khác nhau.

Tại Huế có làng nghề làm con giống bằng bột dong, ở Nam Sách - tỉnh Hải Dương cũng có làng nghề làm con giống. Tại phố cổ Hà Nội có 2 dòng làm con giống, con giống sơn ở phố Đồng Xuân, phố Hàng Lược, Hàng Mã và con giống vẩy ở phố Khách giờ là phố Mã Mây, Hàng Buồm, tuy nhiên đã bị thất truyền.
Tại Huế có làng nghề làm con giống bằng bột dong, ở Nam Sách - tỉnh Hải Dương cũng có làng nghề làm con giống. Tại phố cổ Hà Nội có 2 dòng làm con giống, con giống sơn ở phố Đồng Xuân, phố Hàng Lược, Hàng Mã và con giống vẩy ở phố Khách giờ là phố Mã Mây, Hàng Buồm, tuy nhiên đã bị thất truyền.
'Đến năm 2017, tôi tìm thấy tư liệu và được nhà nghiên cứu Trịnh Bách cho tôi biết, tôi thấy những con giống xưa giá trị văn hóa rất cao, do đó đã cùng nhà nghiên cứu Trịnh Bách khôi phục lại cái con giống bột này', anh Hậu cho biết.

'Đến năm 2017, tôi tìm thấy tư liệu và được nhà nghiên cứu Trịnh Bách cho tôi biết, tôi thấy những con giống xưa giá trị văn hóa rất cao, do đó đã cùng nhà nghiên cứu Trịnh Bách khôi phục lại cái con giống bột này', anh Hậu cho biết.

Chất liệu của con giống bột ở phố Đồng Xuân hay phố Khách xưa không phải là bột gạo tẻ hay bột gạo nếp mà ban đầu là bột hoành tinh, sau đó đổi thành bột năng.

Chất liệu của con giống bột ở phố Đồng Xuân hay phố Khách xưa không phải là bột gạo tẻ hay bột gạo nếp mà ban đầu là bột hoành tinh, sau đó đổi thành bột năng.

Chủ đề cũng đa dạng, ví dụ con giống ở phố Khách thì chuyên về các con vật thần thoại như bộ tứ linh long ly quy phụng, tam nghê, nhân sư...

Chủ đề cũng đa dạng, ví dụ con giống ở phố Khách thì chuyên về các con vật thần thoại như bộ tứ linh long ly quy phụng, tam nghê, nhân sư...

Con giống ở phố Đồng Xuân thì đặc trưng là ngũ quả,đôi hài, lục súc tranh công và cả những tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Con giống ở phố Đồng Xuân thì đặc trưng là ngũ quả,đôi hài, lục súc tranh công và cả những tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Nhưng có một điều đặc biệt là con giống Đồng Xuân thì nghệ nhân xưa sẽ quét một lớp dầu lên để tạo độ bền, vì họ bán con giống cho các tỉnh nữa, nên họ phải quét dầu lên cho bền nên những con giống này không ăn được.

Nhưng có một điều đặc biệt là con giống Đồng Xuân thì nghệ nhân xưa sẽ quét một lớp dầu lên để tạo độ bền, vì họ bán con giống cho các tỉnh nữa, nên họ phải quét dầu lên cho bền nên những con giống này không ăn được.

Con giống Đồng Xuân, con giống Phố Khách hay con giống Phú Xuyên - mỗi con giống đều có 1 câu chuyện, sự tích riêng.
Con giống Đồng Xuân, con giống Phố Khách hay con giống Phú Xuyên - mỗi con giống đều có 1 câu chuyện, sự tích riêng.
Tác phẩm tò he Thánh gióng.
Tác phẩm tò he Thánh gióng.
Tò he xưa thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.

Tò he xưa thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.

Được biết, bộ chị Hằng, nghê, đầu lân là được đặt hàng nhiều, không sản xuất kịp.
Được biết, bộ chị Hằng, nghê, đầu lân là được đặt hàng nhiều, không sản xuất kịp.
Tại gian hàng nhỏ này, có gần như đầy đủ những loại tò he xưa của nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước.

Tại gian hàng nhỏ này, có gần như đầy đủ những loại tò he xưa của nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước.

Giá mỗi sản phẩm dao động nhiều từ 15.000, cao thì 500.000, có bộ lên tới vài triệu đồng.

Giá mỗi sản phẩm dao động nhiều từ 15.000, cao thì 500.000, có bộ lên tới vài triệu đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.