back

Báo Giáo dục và Thời đại Online E-magazine
40 năm giữ nghề mặt nạ giấy bồi tại phố cổ Hà Nội

40 năm giữ nghề mặt nạ giấy bồi tại phố cổ Hà Nội

GD&TĐ - Sâu trong ngõ nhỏ số 73 phố Hàng Than, Hoàn Kiếm, Hà Nội, gia đình ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là hộ duy nhất còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi ở phố cổ.

Gần 40 năm nay, hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan vẫn luôn say mê giữ gìn nghề truyền thống của ông cha để lại. Đó là tạo ra những chiếc mặt nạ giấy bồi mang những giá trị nguyên bản, đơn sơ và mộc mạc nhất của món đồ chơi ngày Tết Trung thu.

Những công đoạn đầu tiên là phải xé giấy thật nhỏ, sau đó lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn.

Những công đoạn đầu tiên là phải xé giấy thật nhỏ, sau đó lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn.

Lớp sau được dán chồng lên lớp trước bằng một loại hồ nấu từ bột sắn.

Lớp sau được dán chồng lên lớp trước bằng một loại hồ nấu từ bột sắn.

Khoảng 5, 6 lớp giấy vụn sẽ cho ra một sản phẩm.

Khoảng 5, 6 lớp giấy vụn sẽ cho ra một sản phẩm.

Bà Đặng Hương Lan cho biết mỗi dáng mặt nạ sẽ có một khuôn riêng. Hiện tại hai vợ chồng bà có đến hơn 30 chiếc khuôn mặt nạ khác nhau, phần lớn là khuôn gia truyền, có một số khuôn là vợ chồng bà tự sáng tạo ra hoặc làm theo yêu cầu của khách hàng.

Bà Đặng Hương Lan cho biết mỗi dáng mặt nạ sẽ có một khuôn riêng. Hiện tại hai vợ chồng bà có đến hơn 30 chiếc khuôn mặt nạ khác nhau, phần lớn là khuôn gia truyền, có một số khuôn là vợ chồng bà tự sáng tạo ra hoặc làm theo yêu cầu của khách hàng.

Trong căn nhà của mình, hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa tỉ mỉ, miệt mài vẽ những họa tiết lên từng chiếc mặt nạ mà không cần nhìn bất cứ hình mẫu nào vì đây là công việc mà gia đình ông đã gắn bó rất lâu.

Trong căn nhà của mình, hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa tỉ mỉ, miệt mài vẽ những họa tiết lên từng chiếc mặt nạ mà không cần nhìn bất cứ hình mẫu nào vì đây là công việc mà gia đình ông đã gắn bó rất lâu.

Theo bà Lan, để làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi là quá trình nhiều công phu. Điều này đòi hỏi người làm nghề phải thật chỉn chu và tỉ mỉ trong từng chi tiết mới có thể cho ra những sản phẩm ưng ý.

Theo bà Lan, để làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi là quá trình nhiều công phu. Điều này đòi hỏi người làm nghề phải thật chỉn chu và tỉ mỉ trong từng chi tiết mới có thể cho ra những sản phẩm ưng ý.

Để chiếc mặt nạ được đều và đẹp, quá trình tô màu cũng phải chia ra từng công đoạn nhỏ, tô từng màu riêng, mỗi màu đều phải tô đi tô lại nhiều lần.

Để chiếc mặt nạ được đều và đẹp, quá trình tô màu cũng phải chia ra từng công đoạn nhỏ, tô từng màu riêng, mỗi màu đều phải tô đi tô lại nhiều lần.

Khi tô màu, người tô cũng cần phải hết sức cẩn trọng trong từng nét vẽ, có như vậy mới tạo được chiếc mặt nạ sinh động và có hồn.

Khi tô màu, người tô cũng cần phải hết sức cẩn trọng trong từng nét vẽ, có như vậy mới tạo được chiếc mặt nạ sinh động và có hồn.

Mặt nạ giấy bồi được phủ bằng lớp sơn tổng hợp. Nhiều năm nay gian nhà nhỏ của hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan còn trở thành một địa điểm văn hóa để du khách nước ngoài đến trải nghiệm.

Mặt nạ giấy bồi được phủ bằng lớp sơn tổng hợp. Nhiều năm nay gian nhà nhỏ của hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan còn trở thành một địa điểm văn hóa để du khách nước ngoài đến trải nghiệm.

Cách pha màu cũng phải đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao thì mới tạo được màu tươi và đẹp.

Cách pha màu cũng phải đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao thì mới tạo được màu tươi và đẹp.

Nếu mặt nạ nhiều màu phải tô thành nhiều lần để đảm bảo màu sắc luôn được bền.

Nếu mặt nạ nhiều màu phải tô thành nhiều lần để đảm bảo màu sắc luôn được bền.

Sau khi hoàn thành, những chiếc mặt nạ được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời chứ không dùng máy sấy để tránh cong vênh, mất thẩm mỹ.

Sau khi hoàn thành, những chiếc mặt nạ được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời chứ không dùng máy sấy để tránh cong vênh, mất thẩm mỹ.

Vào dịp Trung thu, vợ chồng ông Hòa sản xuất được hơn 2000 chiếc mặt nạ các loại. Giá mặt nạ dao động từ 30.000 đến 45.000 đồng/chiếc, tùy vào từng loại, kích cỡ, màu sắc.

Vào dịp Trung thu, vợ chồng ông Hòa sản xuất được hơn 2000 chiếc mặt nạ các loại. Giá mặt nạ dao động từ 30.000 đến 45.000 đồng/chiếc, tùy vào từng loại, kích cỡ, màu sắc.

Bà Lan cho biết: ' Nghề này ít người làm được lắm, cho dù làm được trông cũng xấu, không nắm được hồn cốt của mặt nạ, làm vài năm thì cũng sẽ nản.'

Bà Lan cho biết: ' Nghề này ít người làm được lắm, cho dù làm được trông cũng xấu, không nắm được hồn cốt của mặt nạ, làm vài năm thì cũng sẽ nản.'

'Vì vậy tôi sẽ chỉ nhận dạy cho những người thật sự tâm huyết với nghề, thật sự yêu nghề, chỉ có như thế nghề làm mặt nạ giấy bồi mới có thể gìn giữ được lâu dài', bà Lan tâm sự.

'Vì vậy tôi sẽ chỉ nhận dạy cho những người thật sự tâm huyết với nghề, thật sự yêu nghề, chỉ có như thế nghề làm mặt nạ giấy bồi mới có thể gìn giữ được lâu dài', bà Lan tâm sự.

Hiện nay dù đã qua thời kỳ sản phẩm truyền thống không còn được ưa chuộng nhưng nhiều người trẻ vẫn tìm đến nhà ông bà để mua mặt nạ mỗi dịp Lễ tết.

Hiện nay dù đã qua thời kỳ sản phẩm truyền thống không còn được ưa chuộng nhưng nhiều người trẻ vẫn tìm đến nhà ông bà để mua mặt nạ mỗi dịp Lễ tết.

'Nhiều trường học cũng đặt hàng chúng tôi để đưa vào các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ giữ gìn và trân trọng hồn dân tộc', bà Lan chia sẻ.

'Nhiều trường học cũng đặt hàng chúng tôi để đưa vào các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ giữ gìn và trân trọng hồn dân tộc', bà Lan chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ