back

Báo Giáo dục và Thời đại Online E-magazine
Trên đỉnh núi bao phủ bởi sương núi, cô trò vẫn vui vẻ, say sưa với các hoạt động tập thể.

Niềm vui trên đỉnh Huồi Cọ

GD&TĐ - Nói về niềm vui lớn nhất khi dạy học trên Huồi Cọ, cô Lô Thị Vương đáp: 'Đó là học sinh đi học đầy đủ, và hiểu hết bài học trong ngày'.

Còn với bản thân, sau hồi lâu suy nghĩ, cô Vương như bỗng nhớ ra “tôi ước mình có sức khỏe, để leo núi đến trường, để chăm sóc, dạy được nhiều điều tốt đẹp cho lũ trẻ của mình”.

Đường vào bản Huồi Cọ (xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương, Nghệ An) là dốc cao dựng đứng, rồi liên tiếp đi lên cao nữa. Cho đến khi nhìn thấy mây đọng lại dưới thung lũng thì bản làng Huồi Cọ - nơi hơn 60 hộ dân người Mông sinh sống cũng hiện ra. Vì vậy mà nhiều năm qua, điểm trường tiểu học tại đây chỉ có các thầy lên dạy học. Gần đây, đường lên Huồi Cọ được đổ bê tông thuận lợi hơn, cơ sở vật chất được xây dựng kiên cố hóa, thì nhà trường mới “dám” phân công giáo viên nữ cắm bản.

Niềm vui giản dị của cô trò bản Huồi Cọ trong dịp tết nhà giáo.

Niềm vui giản dị của cô trò bản Huồi Cọ trong dịp tết nhà giáo.

Năm học này là năm đầu tiên cô Vương lên Huồi Cọ, phụ trách lớp 1 theo Chương trình, sách giáo khoa mới.

Năm học này là năm đầu tiên cô Vương lên Huồi Cọ, phụ trách lớp 1 theo Chương trình, sách giáo khoa mới.

Dù ở điểm trường lẻ nhưng lớp học được sắp xếp, trang trí sạch đẹp. Học sinh được cô giáo hướng dẫn đã bắt đầu quen với nội quy và biết tự quản.

Dù ở điểm trường lẻ nhưng lớp học được sắp xếp, trang trí sạch đẹp. Học sinh được cô giáo hướng dẫn đã bắt đầu quen với nội quy và biết tự quản.

Nét chữ tròn trịa của các em sau hơn 2 tháng được cô giáo tập đọc, tập viết.

Nét chữ tròn trịa của các em sau hơn 2 tháng được cô giáo tập đọc, tập viết.

Cô Hòa và cô Vương vẫn luôn nỗ lực trau dồi chuyên môn, tự đổi mới phương pháp dạy học.

Cô Hòa và cô Vương vẫn luôn nỗ lực trau dồi chuyên môn, tự đổi mới phương pháp dạy học.

Năm học 2022 - 2023, Huồi Cọ chỉ còn duy trì lớp 1 và lớp 2 với 26 học sinh, còn học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 đã được chuyển về trường chính Tiểu học Nhôn Mai ở bán trú. Tất cả học sinh của Huồi Cọ đều là người Mông, nhưng 2 cô giáo cắm bản Lô Thị Vương (SN 1986) dạy lớp 1 và Kha Thị Hòa (SN 1977) dạy lớp 2 là người Thái. Tiếng phổ thông trở thành ngôn ngữ chung cho cả cô và trò. Tuy nhiên, những đứa trẻ mới 6 – 7 tuổi chỉ quen nghe nói tiếng mẹ đẻ. Vậy là cô trò giao tiếp với nhau bằng nhiều thứ tiếng lẫn ngôn ngữ cơ thể.

Cô Vương dồn hết tình yêu thương, chăm sóc dạy dỗ cho những đứa trẻ còn nhiều thiệt thòi ở điểm trường vùng sâu, vùng xa.

Cô Vương dồn hết tình yêu thương, chăm sóc dạy dỗ cho những đứa trẻ còn nhiều thiệt thòi ở điểm trường vùng sâu, vùng xa.

Cô Hòa chia sẻ, với học sinh lớp 2, cô vẫn phải cầm bút thước hướng dẫn từng ly từng tý.

Cô Hòa chia sẻ, với học sinh lớp 2, cô vẫn phải cầm bút thước hướng dẫn từng ly từng tý.

Ánh mắt chăm chú học bài, tập đọc, tập viết của học sinh là động lực cho cô giáo cắm bản Huồi Cọ.

Ánh mắt chăm chú học bài, tập đọc, tập viết của học sinh là động lực cho cô giáo cắm bản Huồi Cọ.

Sau mỗi buổi học, cô Vương dành thời gian vui chơi, nói chuyện với các em học sinh của mình.

Sau mỗi buổi học, cô Vương dành thời gian vui chơi, nói chuyện với các em học sinh của mình.

Cô Hòa và cô Vương chuẩn bị gạo, thực phẩm cho cả tuần, còn rau củ các cô tự cuốc đất gieo hạt.
Cô Hòa và cô Vương chuẩn bị gạo, thực phẩm cho cả tuần, còn rau củ các cô tự cuốc đất gieo hạt.

“Mùa đông bắt đầu rồi, trên này lúc nào cũng chìm trong sương mù, thời tiết cũng trở rét. Mong ước lớn nhất của chúng tôi là học sinh đủ ăn, đủ ấm, yên tâm đến trường. Niềm vui lớn nhất là mỗi buổi sáng đếm thấy các em đi học đầy đủ và sau mỗi buổi học thì hiểu hết bài giảng”, cô Vương chia sẻ. Cô Hòa cho biết: Chúng tôi ở trường từ thứ 2 - 6 mới về. Trên này xa xôi, muốn mua gì cũng khó, nên trước khi trở lại trường bao giờ cũng phải chuẩn bị sẵn thực phẩm cho 1 tuần. Còn khi nào trời mưa lũ, đường sạt lở nguy hiểm, thì ở lại trong bản hàng tháng trời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ