back

Báo Giáo dục và Thời đại Online E-magazine
Dự án đường chưa đến 1km nhưng có vốn đầu tư "khủng".

Cận cảnh tuyến đường gần 1km 'ngót' 300 tỷ đồng ở thành phố Vinh

GD&TĐ - Mặc dù được đầu tư gần 300 tỷ đồng nhưng tuyến đường chưa đến 1km ở thành phố Vinh (Nghệ An) vẫn dang dở sau 18 năm xây dựng.

Năm 2004, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt dự án đầu tư “Xây dựng đường giao thông từ Quốc lộ 1A (ngã ba Quán Bàu) đến đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh” (gọi tắt là đường 72m, thuộc địa phận xã Nghi Phú, thành phố Vinh).

Dự án đường có chiều dài 990m, rộng 72m (bao gồm: lòng đường 32m, dải phân cách 16m và vỉa hè 24m). Tiếp nối với đại lộ Vinh – Cửa Lò, tuyến đường đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Vinh nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Tuy nhiên, gần 2 thập kỷ trôi qua, vì nhiều lý do mà dự án vẫn chưa được hoàn thành. Trong khi đó, người dân hằng ngày đi lại trên tuyến đường này vẫn phải chịu cảnh bụi bặm, ngập úng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Mục tiêu đầu tư của dự án là triển khai thực hiện quy hoạch phát triển đô thị thành phố Vinh đến năm 2020; khai thác nguồn quỹ đất trong các khu quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; tạo các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư và trước mắt phục vụ Năm du lịch Quốc gia 2005 tại Nghệ An. Trong ảnh: Toàn cảnh dự án đường 72m sau 18 năm triển khai.

Mục tiêu đầu tư của dự án là triển khai thực hiện quy hoạch phát triển đô thị thành phố Vinh đến năm 2020; khai thác nguồn quỹ đất trong các khu quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; tạo các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư và trước mắt phục vụ Năm du lịch Quốc gia 2005 tại Nghệ An. Trong ảnh: Toàn cảnh dự án đường 72m sau 18 năm triển khai.

Dự án được giao cho Ban Quản lý các dự án Xây dựng dân dụng và Kỹ thuật hạ tầng đô thị tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư (thuộc Sở Xây dựng), nay là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và Công nghiệp tỉnh Nghệ An (thuộc UBND tỉnh Nghệ An). Nhà thầu thi công là Công ty TNHH Thanh Thành Đạt (có trụ sở tại số 34, đường Nguyễn Sỹ Sách, thành phố Vinh), tiến độ hoàn thành trước ngày 19/5/2005.

Dự án được giao cho Ban Quản lý các dự án Xây dựng dân dụng và Kỹ thuật hạ tầng đô thị tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư (thuộc Sở Xây dựng), nay là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và Công nghiệp tỉnh Nghệ An (thuộc UBND tỉnh Nghệ An). Nhà thầu thi công là Công ty TNHH Thanh Thành Đạt (có trụ sở tại số 34, đường Nguyễn Sỹ Sách, thành phố Vinh), tiến độ hoàn thành trước ngày 19/5/2005.

Ban đầu, dự án có tổng mức đầu tư hơn 63,4 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp hơn 23,7 tỷ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng hơn 35,7 tỷ đồng và các chi phí khác. Trải qua 18 năm triển khai, dự án được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh vào các năm 2006, 2013, 2014 và 2022.

Ban đầu, dự án có tổng mức đầu tư hơn 63,4 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp hơn 23,7 tỷ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng hơn 35,7 tỷ đồng và các chi phí khác. Trải qua 18 năm triển khai, dự án được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh vào các năm 2006, 2013, 2014 và 2022.

Từ ban đầu có số vốn hơn 63,4 tỷ đồng, đến tháng 1/2022 dự án “đội vốn” lên 275,5 tỷ đồng (tăng gấp 4 lần). Trong đó, chi phí xây dựng hơn 65 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 203,5 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án gần 1,1 tỷ đồng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng hơn 2,5 tỷ đồng, hạng mục đảo giao thông hơn 1,6 tỷ đồng, chi phí khác hơn 1,6 tỷ đồng...

Từ ban đầu có số vốn hơn 63,4 tỷ đồng, đến tháng 1/2022 dự án “đội vốn” lên 275,5 tỷ đồng (tăng gấp 4 lần). Trong đó, chi phí xây dựng hơn 65 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 203,5 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án gần 1,1 tỷ đồng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng hơn 2,5 tỷ đồng, hạng mục đảo giao thông hơn 1,6 tỷ đồng, chi phí khác hơn 1,6 tỷ đồng...

Gần đây nhất, ngày 7/10, UBND tỉnh Nghệ An có tờ trình gửi HĐND tỉnh về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường giao thông từ Quốc lộ 1A đến đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tại tờ trình, dự án tiếp tục đội vốn, “tăng nhẹ” từ 275,5 tỷ đồng lên 281 tỷ đồng; tiến độ thực hiện hoàn thành trước ngày 31/12/2022. Trong ảnh: dự án còn hơn 300m đường ở phía Bắc và một số hạng mục khác chưa triển khai thực hiện.

Gần đây nhất, ngày 7/10, UBND tỉnh Nghệ An có tờ trình gửi HĐND tỉnh về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường giao thông từ Quốc lộ 1A đến đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tại tờ trình, dự án tiếp tục đội vốn, “tăng nhẹ” từ 275,5 tỷ đồng lên 281 tỷ đồng; tiến độ thực hiện hoàn thành trước ngày 31/12/2022. Trong ảnh: dự án còn hơn 300m đường ở phía Bắc và một số hạng mục khác chưa triển khai thực hiện.

Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Nghệ An đã thông qua Nghị quyết số 52/NQ-HĐND thống nhất để UBND tỉnh quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Nghệ An đã thông qua Nghị quyết số 52/NQ-HĐND thống nhất để UBND tỉnh quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Theo quan sát của PV, nhiều tháng nay tại công trường dự án không có bóng dáng công nhân hay máy móc làm việc. Nguy hiểm hơn, mặc dù được đầu tư hệ thống chiếu sáng nhưng đến nay vẫn chưa được đóng điện, vào ban đêm tuyến đường này trở thành nỗi “ác mộng” của người đi đường. Trong ảnh: Người dân hằng ngày vẫn phải hứng bụi khi đi qua tuyến đường đang thi công dở.

Theo quan sát của PV, nhiều tháng nay tại công trường dự án không có bóng dáng công nhân hay máy móc làm việc. Nguy hiểm hơn, mặc dù được đầu tư hệ thống chiếu sáng nhưng đến nay vẫn chưa được đóng điện, vào ban đêm tuyến đường này trở thành nỗi “ác mộng” của người đi đường. Trong ảnh: Người dân hằng ngày vẫn phải hứng bụi khi đi qua tuyến đường đang thi công dở.

Cấu kiện, vật liệu xây dựng được tập kết ngổn ngang trên dải phân cách.

Cấu kiện, vật liệu xây dựng được tập kết ngổn ngang trên dải phân cách.

Máy móc, vật liệu xây dựng tập kết trên dải phân cách. Trong khi đó, nhà thầu không cắm biển cảnh báo, đèn báo hiệu hay phương án đảm bảo an toàn.
Máy móc, vật liệu xây dựng tập kết trên dải phân cách. Trong khi đó, nhà thầu không cắm biển cảnh báo, đèn báo hiệu hay phương án đảm bảo an toàn.
Vỉa hè được lát gạch nhưng có nhiều vị trí bị bong tróc, hư hỏng.

Vỉa hè được lát gạch nhưng có nhiều vị trí bị bong tróc, hư hỏng.

Trên tuyến đường có nhiều bãi rác tự phát, rác thải đổ tràn xuống lòng đường gây mất an toàn và mỹ quan đô thị.
Trên tuyến đường có nhiều bãi rác tự phát, rác thải đổ tràn xuống lòng đường gây mất an toàn và mỹ quan đô thị.
Rác thải, cỏ dại mọc um tùm trên dải phân cách.

Rác thải, cỏ dại mọc um tùm trên dải phân cách.

Đường 72m còn trở thành nơi đậu xe của một số đơn vị kinh doanh vận tải.

Đường 72m còn trở thành nơi đậu xe của một số đơn vị kinh doanh vận tải.

Tại nút giao đường 72m với vòng xuyến Quán Bàu nhiều tháng nay xuất hiện một "ổ voi" diện tích khoảng 5m2 gây mất an toàn giao thông, tuy nhiên chưa được khắc phục.

Tại nút giao đường 72m với vòng xuyến Quán Bàu nhiều tháng nay xuất hiện một "ổ voi" diện tích khoảng 5m2 gây mất an toàn giao thông, tuy nhiên chưa được khắc phục.

Theo một cán bộ Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và Công nghiệp tỉnh Nghệ An, nguyên nhân khiến dự án đường 72m chậm tiến độ là do vướng đền bù giải phóng mặt bằng và bổ sung thêm một số hạng mục.
Theo một cán bộ Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và Công nghiệp tỉnh Nghệ An, nguyên nhân khiến dự án đường 72m chậm tiến độ là do vướng đền bù giải phóng mặt bằng và bổ sung thêm một số hạng mục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...