back

Báo Giáo dục và Thời đại OnlineE-magazine
Bộ trưởng chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể ban lãnh đạo, cán bộ Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thăm và làm việc tại tỉnh Sóc Trăng

GD&TĐ - Sáng 21/3, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thăm và làm việc tại Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng

Sáng 21/3, Đoàn giám sát của UBTV Quốc hội giám sát đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông tại tỉnh Sóc Trăng, Đoàn giám sát đến làm việc với Trường nhiều cấp học iSchool Sóc Trăng và Trường THPT dân tộc nội trú Huỳnh Cương.

Tham gia đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Trường THPT dân tộc nội trú (DTNT) Huỳnh Cương (Sóc Trăng) có đồng chí Đinh Công Sỹ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; đồng chí Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; đồng chí Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội cùng ban lãnh đạo và chuyên viên Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng.

Đoàn giám sát đến làm việc với Trường THPT dân tộc nội trú Huỳnh Cương.

Đoàn giám sát đến làm việc với Trường THPT dân tộc nội trú Huỳnh Cương.

Nhân dịp đến trường, Bộ trường cùng đoàn đã đến trực tiếp lớp học, thăm hỏi tình hình học tập và ăn ở của các em học sinh tại Trường THPT dân tộc nội trú Huỳnh Cương.

Đáp lời bộ trưởng, Em Lý thanh Bình - học sinh lớp 10 của Trường THPT dân tộc nội trú Huỳnh Cương cho biết: "Việc học tại trường rất vui, bữa ăn tại trường rất đầy đủ và rất no". Khi được kiến nghị điều gì trong chương trình mới, Bình mong muốn các hoạt động giáo dục trong chương trình mới nên dễ hơn, đặc biệt là môn toán học.

Em Lý thanh Bình - học sinh lớp 10 của Trường THPT dân tộc nội trú Huỳnh Cương cho biết: "Việc học tại trường rất vui, bữa ăn tại trường rất đầy đủ và rất no".Em Lý thanh Bình - học sinh lớp 10 của Trường THPT dân tộc nội trú Huỳnh Cương cho biết: "Việc học tại trường rất vui, bữa ăn tại trường rất đầy đủ và rất no".Em Lý thanh Bình - học sinh lớp 10 của Trường THPT dân tộc nội trú Huỳnh Cương cho biết: "Việc học tại trường rất vui, bữa ăn tại trường rất đầy đủ và rất no".Em Lý thanh Bình - học sinh lớp 10 của Trường THPT dân tộc nội trú Huỳnh Cương cho biết: "Việc học tại trường rất vui, bữa ăn tại trường rất đầy đủ và rất no".
Em Lý thanh Bình - học sinh lớp 10 của Trường THPT dân tộc nội trú Huỳnh Cương cho biết: "Việc học tại trường rất vui, bữa ăn tại trường rất đầy đủ và rất no".

Trong buổi làm việc cùng lãnh đạo và giáo viên nhà trường, Bộ trưởng mong muốn giáo viên chia sẻ tâm từ nguyện vọng của bản thân khi thực hiện chương trình. Từ khi chuẩn bị tham gia giảng dạy lớp 10, bản thân thầy cô đã có những thay đổi gì? Có gì mới ở bản thân năng lực kỹ năng, phương pháp...

Bộ trưởng tặng quà lưu niệm cho Trường THPT dân tộc nội trú Huỳnh Cương.
Bộ trưởng tặng quà lưu niệm cho Trường THPT dân tộc nội trú Huỳnh Cương.

Tại buổi làm việc, thầy cô giáo nhà trường đã mạnh dạn bày tỏ những thuận lợi và khó khăn trong triển khai chương trình mới. Cô Trần Thị Dung - Tổ trưởng bộ môn khoa học xã hội cho biết: Bản thân cô có nhiều thay đổi, nhất là phương pháp kỹ năng giảng dạy, soạn giảng và nội dung bài học có nhiều cái mới hơn.

"Đặc biệt hơn là tiếp thu nhiều cái mới khi tham gia thực hiện chương trình mới, bản thân mình phải tham khảo nhiều tài liệu, đọc SGK và tìm các tài liệu mới. Luôn cập nhật thông tin mới và kỹ năng để làm sao để phát triển năng lực của mình", cô Dung bày tỏ.

Cô Trần Thị Dung - Tổ trưởng bộ môn khoa học xã hội cho biết: Bản thân cô có nhiều thay đổi, nhất là phương pháp kỹ năng giảng dạy, soạn giảng và nội dung bài học có nhiều cái mới hơn.Cô Trần Thị Dung - Tổ trưởng bộ môn khoa học xã hội cho biết: Bản thân cô có nhiều thay đổi, nhất là phương pháp kỹ năng giảng dạy, soạn giảng và nội dung bài học có nhiều cái mới hơn.Cô Trần Thị Dung - Tổ trưởng bộ môn khoa học xã hội cho biết: Bản thân cô có nhiều thay đổi, nhất là phương pháp kỹ năng giảng dạy, soạn giảng và nội dung bài học có nhiều cái mới hơn.Cô Trần Thị Dung - Tổ trưởng bộ môn khoa học xã hội cho biết: Bản thân cô có nhiều thay đổi, nhất là phương pháp kỹ năng giảng dạy, soạn giảng và nội dung bài học có nhiều cái mới hơn.
Cô Trần Thị Dung - Tổ trưởng bộ môn khoa học xã hội cho biết: Bản thân cô có nhiều thay đổi, nhất là phương pháp kỹ năng giảng dạy, soạn giảng và nội dung bài học có nhiều cái mới hơn.

Ngoài ra bản thân cô Dung cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó thời gian giảng dạy thường xuyên bị trễ giờ và cháy giáo án do không chưa tiếp cận được chương trình khi thay đổi từ nội dung sang phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên cô Dung cũng cho rằng: "Bản thân cô cũng từ từ bắt nhịp cùng chương trình, thời gian rằng đây cũng có điều chỉnh phù hợp với tiết học trong chương trình mới".

Chia sẻ tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận và biểu dương những nỗ lực thực hiện chương trình GDPT mới của tập thể lãnh đạo, cán bộ giáo viên Trường THPT DTNT Huỳnh Cương trong thời gian qua. Bộ trưởng khẳng định: "Mức độ của đổi mới đang lệ thuộc các thầy cô, thầy cô đổi mới được đến đâu, sự nghiệp đổi mới dừng đến đó".

Nhân chuyến làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đến thăm công chức, người lao động Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng.
Nhân chuyến làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đến thăm công chức, người lao động Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng.

Chia sẻ cùng cán bộ, lãnh đạo Sở GD&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ niềm vui khi trụ sở được quan tâm, đầu tư khang trang, không khí làm việc phấn khởi.

Bộ trưởng nhấn mạnh: Lãnh đạo Bộ luôn xác định tài sản lớn nhất, quý giá nhất của ngành là lực lượng nhà giáo. Khâu đột phá nhất là phát ra những đột phá nhất mà chúng ta cần phải hoàn thiện là phát triển lực lượng nhà giáo, sau đó mới đến cơ sở, quản trị, chuyển đổi số...

"Lực lượng tác chiến thực sự, đưa những đổi mới từ mục tiêu, từ lý thuyết đi vào thực tiễn hay không, thực sự là các cấp Sở, đây là các binh đoàn chủ lực trong công cuộc đổi mới. Khâu then chốt đưa đổi mới đi vào cuộc sống hay không là cấp sở", bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng nhấn mạnh: Lãnh đạo Bộ luôn xác định tài sản lớn nhất, quý giá nhất của ngành là lực lượng nhà giáo. Khâu đột phá nhất là phát ra những đột phá nhất mà chúng ta cần phải hoàn thiện là phát triển lực lượng nhà giáo, sau đó mới đến cơ sở, quản trị, chuyển đổi số...Bộ trưởng nhấn mạnh: Lãnh đạo Bộ luôn xác định tài sản lớn nhất, quý giá nhất của ngành là lực lượng nhà giáo. Khâu đột phá nhất là phát ra những đột phá nhất mà chúng ta cần phải hoàn thiện là phát triển lực lượng nhà giáo, sau đó mới đến cơ sở, quản trị, chuyển đổi số...Bộ trưởng nhấn mạnh: Lãnh đạo Bộ luôn xác định tài sản lớn nhất, quý giá nhất của ngành là lực lượng nhà giáo. Khâu đột phá nhất là phát ra những đột phá nhất mà chúng ta cần phải hoàn thiện là phát triển lực lượng nhà giáo, sau đó mới đến cơ sở, quản trị, chuyển đổi số...Bộ trưởng nhấn mạnh: Lãnh đạo Bộ luôn xác định tài sản lớn nhất, quý giá nhất của ngành là lực lượng nhà giáo. Khâu đột phá nhất là phát ra những đột phá nhất mà chúng ta cần phải hoàn thiện là phát triển lực lượng nhà giáo, sau đó mới đến cơ sở, quản trị, chuyển đổi số...
Bộ trưởng nhấn mạnh: Lãnh đạo Bộ luôn xác định tài sản lớn nhất, quý giá nhất của ngành là lực lượng nhà giáo. Khâu đột phá nhất là phát ra những đột phá nhất mà chúng ta cần phải hoàn thiện là phát triển lực lượng nhà giáo, sau đó mới đến cơ sở, quản trị, chuyển đổi số...

Bộ trưởng mong muốn Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng cố gắng phát huy trách nhiệm, chủ động của mình và nhằm hướng đến trọng tâm, trọng điểm mà cả ngành xác định, gây dựng phát triển nhà giáo phục vụ cho công cuộc đổi mới không chỉ trong hôm nay, trong chương trình đổi mới mà cả trong tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.