back

Báo Giáo dục và Thời đại OnlineE-magazine
Ban tổ chức trao giấy khen cho các thầy cô nhận giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo năm 2024.

Tôn vinh 196 nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

GD&TĐ - 196 thầy cô được trao giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo nhằm ghi nhận sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học.

Giải thưởng có tiếng vang lớn

Ngày 14/11, Sở GD&ĐT Hà Nội, Công đoàn ngành GD-ĐT Hà Nội tổ chức chương trình Gương sáng ngành giáo dục Thủ đô, trao giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ VIII nhằm tôn vinh những nhà giáo Hà Nội nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học; có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.

Ông Đỗ Văn Nam - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cho biết: Lễ trao giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" là hoạt động ý nghĩa trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục đào tạo Hà Nội và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Để triển khai giải thưởng, ở cấp cơ sở, các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc triển khai sâu rộng đến các nhà giáo thông qua phát động, xây dựng tiêu chí, đăng ký thi đua giải thưởng, tạo không khí thi đua sôi nổi. Giải thưởng đã nhận được sự tham dự đông đảo của các thầy cô với hơn 130.000 nhà giáo trên toàn thành phố tham gia.

img-0156.jpg
Lễ trao giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" là hoạt động ý nghĩa trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục đào tạo Hà Nội.
van-nghe.jpg
Tiết mục văn nghệ của các thầy cô giáo, các em học sinh chào mừng buổi lễ.
img-0087.jpg
Các đại biểu dự chương trình.

Nhằm lan tỏa tinh thần đổi mới, sáng tạo của các nhà giáo, Công đoàn ngành Giáo dục đã tổ chức 4 buổi xét duyệt giải thưởng với 4 cấp học: Mầm non, tiểu học, THCS và THPT. Mỗi ngày xét duyệt tại điểm xét duyệt có khoảng 300 đại biểu dự. Ban Tổ chức phát livestream trên trang fanpage Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội với lượt truy cập mỗi buổi 25.000 lượt.

Dự chương trình và trao giải thưởng cho các thầy cô giáo, ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa của giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo được ngành GD-ĐT Hà Nội tổ chức liên tục trong 8 năm qua.

Đây là giải thưởng danh giá, có tiếng vang lớn, được tổ chức bài bản, quy mô với mục đích tuyên truyền vận động đông đảo cán bộ giáo viên tích cực hưởng ứng phong trào thi đua đổi mới sáng tạo trong quản lý giảng dạy học tập. Đồng thời động viên khích lệ các nhà giáo tự học, tự rèn luyện, tạo ra hiệu quả, chuyển biến mới ở mỗi đơn vị nhà trường.

img-0146.jpg
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu tại chương trình.
img-0154.jpg
Các nhà giáo có mặt tại lễ vinh danh.

Nhiều sáng kiến ý nghĩa

Với giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8, có nhiều công trình đổi mới sáng tạo thực tiễn và đã vận dụng ở tại các nhà trường rất hiệu quả góp phần xây dựng nhà trường, góp phần thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được tốt hơn.

Trong số các nhà giáo Thủ đô được tôn vinh, có thể kể đến cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Trường Mầm non Quang Trung (quận Hoàn Kiếm) với sáng tạo trong xây dựng môi trường giáo dục, thiết kế các không gian sáng tạo cho trẻ hoạt động trong lớp học của mình, nghiên cứu đổi mới, tự sáng tạo ra những bộ khuôn in bằng xốp mềm về tranh dân gian Hàng Trống nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của loại hình này.

Phóng sự: Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8.
viber-image-2024-11-14-19-01-49-321.jpg
Thầy Phạm Hoàng Tuấn Minh - giáo viên Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) trình bày sáng kiến trước Hội đồng giám khảo.

Cô Lê Thị Thanh Huyền, Trường Tiểu học Châu Sơn (huyện Ba Vì) đã thành lập Câu lạc bộ giáo viên Tiếng Anh toàn quốc từ năm 2017, thu hút hơn 70.000 lượt giáo viên trên cộng đồng online và hơn 5.000 lượt giáo viên tham dự hội thảo chuyên môn trực tiếp, giúp đỡ hoạt động của các câu lạc bộ Tiếng Anh dành cho học sinh ở các trường miền núi, các vùng còn khó khăn về điều kiện, nhận thức và nguồn giáo viên Tiếng Anh.

Cô Hoàng Thị Vượng - giáo viên Trường THCS Đại Kim, quận Hoàng Mai thực hiện giải pháp giúp học sinh học tốt môn Khoa học Tự nhiên trong chương trình GDPT 2018 với hình thức sáng tạo. Cô đã xây dựng hệ thống kiến thức ngắn gọn, móc nối logic xuyên suốt và phương pháp học "tư duy" để học sinh học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không áp lực.

Với 15 năm gắn bó với nghề, trong đó có 8 năm trong vai trò quản lý, cô Hoàng Thị Mận, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Newton luôn được biết đến là một nhà quản lý trẻ, tài năng và tâm huyết, một tấm gương truyền cảm hứng. Cô đã triển khai các mô hình giáo dục với rất nhiều tâm huyết và bước đầu đạt được những kết quả đáng tự hào như mô hình “Lớp học thông minh”, mô hình “Tiết dạy truyền cảm hứng”.

img-0093.jpg
Thầy Nguyễn Khắc Lý, Phó hiệu trưởng Trường THPT Phùng Khắc Khoan -Thạch Thất (huyện Thạch Thất) phát biểu tại chương trình.
img-0115.jpg
Thầy Nguyễn Khắc Lý mang đến chương trình tiết mục biểu diễn sáo trúc.

Trong khi đó, thầy Nguyễn Khắc Lý, Phó hiệu trưởng Trường THPT Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất) đã có bài phát biểu cảm động, đồng thời mang đến chương trình tiết mục biểu diễn sáo trúc độc đáo với tác phẩm Người thầy khiến nhiều người xúc động. Thầy Lý cũng là một nhà giáo tiêu biểu nhận giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo năm nay.

Bày tỏ vinh dự khi được nhận giải thưởng, thầy Lý cho biết sẽ tiếp tục sáng tạo hơn nữa trong việc vận dụng khoa học và sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn quản lý giảng dạy, giáo dục học sinh. Đồng thời tích cực tham gia các nhóm nhà giáo cùng nhau phát triển nhằm lan tỏa ý tưởng, hiệu quả đổi mới sáng tạo trong các tổ chuyên môn, trong nhà trường, cụm trường và trong thành phố.

Nhận giải thưởng "Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo" năm 2024, thầy Phạm Hoàng Tuấn Minh - giáo viên Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) cho biết, giải thưởng vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm để mỗi nhà giáo tiếp tục phát triển bản thân, lan tỏa, nhân rộng tinh thần sáng tạo, không ngừng cống hiến đến với các đồng nghiệp. Giải thưởng sẽ càng có ý nghĩa khi các sáng kiến sáng tạo này giúp ích được cho học sinh thân yêu.

img-0205.jpg
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Lưu Hoa trao giải thưởng cho các nhà giáo.
img-0044.jpg
Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội Phạm Quang Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Đỗ Văn Nam trao giải thưởng cho các nhà giáo.

Nhân rộng tinh thần sáng tạo

Ghi nhận và biểu dương 196 nhà giáo tâm huyết, sáng tạo được lựa chọn từ gần 130.000 nhà giáo trên toàn thành phố, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự đồng thời cũng là trách nhiệm, các nhà giáo cần không ngừng tiếp tục phát triển bản thân, lan toả, nhân rộng tinh thần sáng tạo.

"Sự thành công nhất của giải thưởng không phải đánh giá để kết thúc một quá trình sáng tạo mà nó luôn nhắc nhở các thầy cô giáo không chấp nhận đứng tại chỗ mà luôn phát huy được những điểm mạnh, không ngừng sáng tạo, tiếp tục phát triển bản thân, vừa lan tỏa, nhân rộng tinh thần sáng tạo. Có ý nghĩa và không phôi phai - đó là giá trị đích thực của một danh hiệu", ông Cương nói.

Các nhà giáo phải là hạt nhân quan trọng góp phần thực hiện tốt phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm”, góp phần xây dựng Trường học hạnh phúc, khi ngành Giáo dục đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là thành phố học tập trong mạng lưới thành phố học tập toàn cầu.

img-0047.jpg
Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương trao thưởng cho các nhà giáo.
viber-image-2024-11-14-14-13-35-417.jpg
Giải thưởng có ý nghĩa đặc biệt trong dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và đào tạo Hà Nội.
nha-giao-hn.jpg
Ghi nhận và biểu dương 196 nhà giáo tâm huyết, sáng tạo được lựa chọn từ gần 130.000 nhà giáo trên toàn thành phố.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đề nghị Công đoàn Ngành giáo dục Hà Nội phối hợp các đơn vị, trường học đẩy mạnh tuyên truyền những sáng tạo của các thầy cô nhận giải thưởng qua các hình thức: Tạo kỷ yếu số cập nhật trên fanpage của Ngành, tạo đường link giới thiệu trên website của Sở GD&ĐT trong chuyên mục "Đổi mới, sáng tạo để xây dựng Trường học hạnh phúc".

Tại chương trình, Sở GD&ĐT Hà Nội và Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội đã tặng giấy khen, trao giải thưởng cho 196 “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” cấp Thành phố, trong đó có 70 nhà giáo xuất sắc báo cáo ở vòng chung khảo.

Dịp này, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp Công đoàn ngành trao giải Cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" năm 2024. Giải Đặc biệt thuộc về tác phẩm "Sắc tỏa yêu thương" của nhóm học sinh Lê Hiền Mai, Vũ Anh Minh, Nguyễn Khánh Băng, học sinh lớp 8A0, Trường THCS Kim Giang (quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ