back

Báo Giáo dục và Thời đại Online E-magazine
Du khách tham quan ảnh và hiện vật về Nhà lao Vinh.

Tái hiện ký ức bi hùng của cựu tù Nhà lao Vinh

GD&TĐ - Với nhiều tư liệu quý giá, Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh (Nghệ An) đã tái hiện lại ký ức bi hùng của các chiến sĩ cách mạng tại Nhà lao Vinh.

Nằm trong chuỗi kỷ niệm 92 năm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh (12/9/1930 - 12/9/2022), Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đang tổ chức trưng bày chuyên đề "Ký ức Nhà lao Vinh”. Với hơn 100 tài liệu và hình ảnh đã tái hiện lại quá trình hình thành, hoạt động cách mạng của các chiến sĩ bị giam cầm tại Nhà lao Vinh.
Nằm trong chuỗi kỷ niệm 92 năm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh (12/9/1930 - 12/9/2022), Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đang tổ chức trưng bày chuyên đề "Ký ức Nhà lao Vinh”. Với hơn 100 tài liệu và hình ảnh đã tái hiện lại quá trình hình thành, hoạt động cách mạng của các chiến sĩ bị giam cầm tại Nhà lao Vinh.
Nhà lao Vinh nằm trong Thành cổ Nghệ An (nay thuộc phường Cửa Nam, thành phố Vinh), tồn tại từ năm 1804 đến năm 1945, với diện tích 19.500m2. Đây là một trong những nhà lao trọng yếu trong hệ thống nhà tù của thực dân, bên cạnh nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Khám Lớn (thành phố Hồ Chí Minh) và Thừa Phủ (Thừa Thiên - Huế). Trong ảnh: Thành cổ Nghệ An vào đầu thế kỷ 19.
Nhà lao Vinh nằm trong Thành cổ Nghệ An (nay thuộc phường Cửa Nam, thành phố Vinh), tồn tại từ năm 1804 đến năm 1945, với diện tích 19.500m2. Đây là một trong những nhà lao trọng yếu trong hệ thống nhà tù của thực dân, bên cạnh nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Khám Lớn (thành phố Hồ Chí Minh) và Thừa Phủ (Thừa Thiên - Huế). Trong ảnh: Thành cổ Nghệ An vào đầu thế kỷ 19.
Cũng như nhiều nhà lao khác được xây dựng lên lúc bấy giờ, chính quyền thực dân đã thi hành chế độ lao tù khắc nghiệt từ ăn uống đến tra tấn nhằm tiêu diệt ý chí của những chiến sĩ cách mạng. Tuy nhiên, những âm mưu thủ đoạn nham hiểm ấy đã không thể khuất phục nổi những người tù chính trị tại đây.
Cũng như nhiều nhà lao khác được xây dựng lên lúc bấy giờ, chính quyền thực dân đã thi hành chế độ lao tù khắc nghiệt từ ăn uống đến tra tấn nhằm tiêu diệt ý chí của những chiến sĩ cách mạng. Tuy nhiên, những âm mưu thủ đoạn nham hiểm ấy đã không thể khuất phục nổi những người tù chính trị tại đây.
Xung quanh Nhà lao Vinh có 4 bức tường cao 3m, phía trên cắm mảnh chai, cài dây điện trần để chống tù nhân vượt ngục. Ở 4 góc tường có 4 bốt gác, mỗi bốt cao 6m được ngăn làm hai tầng, mỗi tầng đều có lỗ châu mai và lính gác. Hệ thống các buồng giam được phân chia rõ ràng, buồng Nhất Đông, Nhất Tây để giam phụ nữ; buồng Tam Đông, Tam Tây, Tứ Đông, Tứ Tây giam tù bị án kinh tế; buồng Nhị Đông, Nhị Tây giam tù chính trị...

Xung quanh Nhà lao Vinh có 4 bức tường cao 3m, phía trên cắm mảnh chai, cài dây điện trần để chống tù nhân vượt ngục. Ở 4 góc tường có 4 bốt gác, mỗi bốt cao 6m được ngăn làm hai tầng, mỗi tầng đều có lỗ châu mai và lính gác. Hệ thống các buồng giam được phân chia rõ ràng, buồng Nhất Đông, Nhất Tây để giam phụ nữ; buồng Tam Đông, Tam Tây, Tứ Đông, Tứ Tây giam tù bị án kinh tế; buồng Nhị Đông, Nhị Tây giam tù chính trị...

Mỗi buồng thường giam từ 40-50 người, thậm chí có lúc hơn 100 người. Thực dân Pháp còn cho xây dựng thêm khu xà lim với chiều dài 13m, rộng 5,2m, tường đổ bê tông dày 35cm và được chia thành 12 buồng; trong đó có 2 phòng dành cho lính canh rộng 3m, còn lại mỗi gian ngục tối chỉ có 1,8m dài và 1m rộng cho 1 người tù.

Mỗi buồng thường giam từ 40-50 người, thậm chí có lúc hơn 100 người. Thực dân Pháp còn cho xây dựng thêm khu xà lim với chiều dài 13m, rộng 5,2m, tường đổ bê tông dày 35cm và được chia thành 12 buồng; trong đó có 2 phòng dành cho lính canh rộng 3m, còn lại mỗi gian ngục tối chỉ có 1,8m dài và 1m rộng cho 1 người tù.

Hòng moi tin tức từ những người tù chính trị, thực dân Pháp đã dùng mọi mánh khóe và các kiểu tra tấn cực hình khi hỏi cung. Đến đầu năm 1932, có hơn 6.680 người bị bắt giam và 1.500 người đã bị giết chết ở Nhà lao Vinh. Trong chốn lao tù tăm tối, khắc nghiệt các chiến sĩ đã biến nơi đây trở thành trường học cách mạng, nơi tôi luyện ý chí, bản lĩnh chính trị, tinh thần cách mạng.
Hòng moi tin tức từ những người tù chính trị, thực dân Pháp đã dùng mọi mánh khóe và các kiểu tra tấn cực hình khi hỏi cung. Đến đầu năm 1932, có hơn 6.680 người bị bắt giam và 1.500 người đã bị giết chết ở Nhà lao Vinh. Trong chốn lao tù tăm tối, khắc nghiệt các chiến sĩ đã biến nơi đây trở thành trường học cách mạng, nơi tôi luyện ý chí, bản lĩnh chính trị, tinh thần cách mạng.
Tháng 6/1935, tù chính trị Nhà lao Vinh truyền tin cho nhau nghe bức huyết thư của đồng chí Nguyễn Viết Lục (quê ở thành phố Vinh). Trước lúc hy sinh trong tù, đồng chí đã cắn ngón tay của mình để lấy máu viết bức thư lên tường nhà lao Vinh: “Hỡi anh chị em thợ thuyền, dân cày, binh lính và những người lao khổ. Chúng ta là những người bị áp bức bóc lột. Chúng ta phải nổi dậy chống lại mọi sự áp bức dã man. Chủ nghĩa Cộng sản muôn năm. Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”.

Tháng 6/1935, tù chính trị Nhà lao Vinh truyền tin cho nhau nghe bức huyết thư của đồng chí Nguyễn Viết Lục (quê ở thành phố Vinh). Trước lúc hy sinh trong tù, đồng chí đã cắn ngón tay của mình để lấy máu viết bức thư lên tường nhà lao Vinh: “Hỡi anh chị em thợ thuyền, dân cày, binh lính và những người lao khổ. Chúng ta là những người bị áp bức bóc lột. Chúng ta phải nổi dậy chống lại mọi sự áp bức dã man. Chủ nghĩa Cộng sản muôn năm. Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”.

Nhà lao Vinh là nơi đã từng giam giữ nhiều chí sĩ văn thân Cần Vương yêu nước tiêu biểu như cụ Nguyễn Xuân Ôn, cụ Hồ Bá Kiện, bà Trần Thị Trâm, Đội Quyên, Đội Phấn, ông Nguyễn Sinh Khiêm, bà Nguyễn Thị Thanh và hàng nghìn chiến sĩ cộng sản kiên cường như đồng chí Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Duy Trinh, Phan Đăng Lưu, Hồ Tùng Mậu...

Nhà lao Vinh là nơi đã từng giam giữ nhiều chí sĩ văn thân Cần Vương yêu nước tiêu biểu như cụ Nguyễn Xuân Ôn, cụ Hồ Bá Kiện, bà Trần Thị Trâm, Đội Quyên, Đội Phấn, ông Nguyễn Sinh Khiêm, bà Nguyễn Thị Thanh và hàng nghìn chiến sĩ cộng sản kiên cường như đồng chí Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Duy Trinh, Phan Đăng Lưu, Hồ Tùng Mậu...

Mặc dù di tích Nhà lao Vinh hiện không còn nhưng tinh thần, ý chí cách mạng của các chiến sỹ bị giam cầm và hy sinh anh dũng tại đây mãi được khắc ghi trong trang sử quê hương Xô Viết và truyền lại cho thế hệ mai sau. Trong ảnh, chị Nguyễn Thị Hương Sen (áo đỏ) - cán bộ Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đang thuyết minh về di tích Nhà lao Vinh cho một đoàn khách đến tham quan.

Mặc dù di tích Nhà lao Vinh hiện không còn nhưng tinh thần, ý chí cách mạng của các chiến sỹ bị giam cầm và hy sinh anh dũng tại đây mãi được khắc ghi trong trang sử quê hương Xô Viết và truyền lại cho thế hệ mai sau. Trong ảnh, chị Nguyễn Thị Hương Sen (áo đỏ) - cán bộ Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đang thuyết minh về di tích Nhà lao Vinh cho một đoàn khách đến tham quan.

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh hiện đang lưu giữ, trưng bày và giới thiệu hàng nghìn hiện vật, tài liệu về phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930- 1931. Đây là điểm đến lịch sử hấp dẫn cho mỗi du khách khi về với mảnh đất Nghệ An.

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh hiện đang lưu giữ, trưng bày và giới thiệu hàng nghìn hiện vật, tài liệu về phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930- 1931. Đây là điểm đến lịch sử hấp dẫn cho mỗi du khách khi về với mảnh đất Nghệ An.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ