back

Báo Giáo dục và Thời đại Online E-magazine
Lực lượng vũ trang Quảng Trị hỗ trợ người dân cẩu thuyền lên bờ tránh bão.

Người dân Quảng Trị hối hả đưa tàu thuyền lên bờ tránh bão Noru

GD&TĐ - Với sự hỗ trợ của lực lượng biên phòng, ngư dân vùng biển bãi ngang Quảng Trị khẩn trương đưa tàu, thuyền, ngư lưới cụ lên bờ tránh bão Noru.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 4, từ sáng 26/9, ngư dân vùng biển xã Gio Hải, huyện Gio Linh đã khẩn trương di chuyển thuyền, ngư lưới cụ lên bờ để tránh bão.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 4, từ sáng 26/9, ngư dân vùng biển xã Gio Hải, huyện Gio Linh đã khẩn trương di chuyển thuyền, ngư lưới cụ lên bờ để tránh bão.

Tại vùng biển thôn 5, xã Gio Hải, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Cửa Việt đã huy động hơn 20 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ ngư dân đưa tàu thuyền lên bờ tránh bão, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Tại vùng biển thôn 5, xã Gio Hải, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Cửa Việt đã huy động hơn 20 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ ngư dân đưa tàu thuyền lên bờ tránh bão, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ngư dân Phan Đình Kham (65 tuổi, trú ở xã Gio Hải, huyện Gio Linh) cho biết, nắm bắt thông tin về bão số 4, ngư dân khu vực thôn 5 đã tập trung tại bãi biển để di chuyển thuyền đến vị trí cao. “Thôn 5, xã Gio Hải có khoảng 45 chiếc thuyền công suất từ 8-10CV. Từ chiều 25/9 đến nay, bà con đưa thuyền lên bờ, xa bãi biển từ 20-50m để hạn chế bị sóng dâng cao, gây hư hỏng. Bên cạnh đó, các ngư lưới cụ cũng được vận chuyển lên bờ”, ông Kham cho hay.

Ngư dân Phan Đình Kham (65 tuổi, trú ở xã Gio Hải, huyện Gio Linh) cho biết, nắm bắt thông tin về bão số 4, ngư dân khu vực thôn 5 đã tập trung tại bãi biển để di chuyển thuyền đến vị trí cao.

“Thôn 5, xã Gio Hải có khoảng 45 chiếc thuyền công suất từ 8-10CV. Từ chiều 25/9 đến nay, bà con đưa thuyền lên bờ, xa bãi biển từ 20-50m để hạn chế bị sóng dâng cao, gây hư hỏng. Bên cạnh đó, các ngư lưới cụ cũng được vận chuyển lên bờ”, ông Kham cho hay.

Ngư dân Nguyễn Minh Đức cho hay, trước dự báo bão có thể ảnh hưởng đến miền Trung, ngư dân đã đưa thuyền lên bờ cách xa hơn 20m. Cùng với việc di chuyển thuyền và ngư lưới cụ lên bờ, ngư dân cũng triển khai việc chằng chéo nhà cửa để chống bão.
Ngư dân Nguyễn Minh Đức cho hay, trước dự báo bão có thể ảnh hưởng đến miền Trung, ngư dân đã đưa thuyền lên bờ cách xa hơn 20m. Cùng với việc di chuyển thuyền và ngư lưới cụ lên bờ, ngư dân cũng triển khai việc chằng chéo nhà cửa để chống bão.
Thiếu tá Nguyễn Văn Anh – Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Cửa Việt cho biết, trước diễn biến bão số 4, đơn vị đã liên lạc với các tàu thuyền xa bờ về khu vực tránh trú bão; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương di chuyển các thuyền nhỏ từ 8-10CV đến nơi tránh trú, đảm bảo tài sản cho nhân dân. Bên cạnh đó, phối hợp với chính quyền địa phương sắp xếp, xây dựng phương án di dời dân, nhất là những gia đình có nhà tạm, có nguy cơ bị tốc mái đến các công trình kiên cố, chuẩn bị đầy đủ lương thực cho nhân dân.

Thiếu tá Nguyễn Văn Anh – Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Cửa Việt cho biết, trước diễn biến bão số 4, đơn vị đã liên lạc với các tàu thuyền xa bờ về khu vực tránh trú bão; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương di chuyển các thuyền nhỏ từ 8-10CV đến nơi tránh trú, đảm bảo tài sản cho nhân dân.

Bên cạnh đó, phối hợp với chính quyền địa phương sắp xếp, xây dựng phương án di dời dân, nhất là những gia đình có nhà tạm, có nguy cơ bị tốc mái đến các công trình kiên cố, chuẩn bị đầy đủ lương thực cho nhân dân.

Theo Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Cửa Việt, từ hôm qua đến nay, đơn vị đã huy động lực lượng hỗ trợ hơn 300 ngư dân đưa tàu thuyền đến nơi an toàn để tránh bão. Lực lượng biên phòng cũng sử dụng ca nô để kêu gọi ngư dân còn neo đậu tàu thuyền trên sông Hiếu, đưa về nơi tránh trú.

Theo Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Cửa Việt, từ hôm qua đến nay, đơn vị đã huy động lực lượng hỗ trợ hơn 300 ngư dân đưa tàu thuyền đến nơi an toàn để tránh bão. Lực lượng biên phòng cũng sử dụng ca nô để kêu gọi ngư dân còn neo đậu tàu thuyền trên sông Hiếu, đưa về nơi tránh trú.

Cán bộ, nhân viên tại Cảng cá Nam Cửa Việt chằng chống công trình chống bão.
Cán bộ, nhân viên tại Cảng cá Nam Cửa Việt chằng chống công trình chống bão.
Tại khu neo đậu tàu thuyền Nam Cửa Việt (xã Triệu An, huyện Triệu Phong), hàng trăm tàu thuyền của người dân cũng đã neo đậu an toàn tránh bão số 4.
Tại khu neo đậu tàu thuyền Nam Cửa Việt (xã Triệu An, huyện Triệu Phong), hàng trăm tàu thuyền của người dân cũng đã neo đậu an toàn tránh bão số 4.
Ngư dân Lê Văn Lập, thôn Hà Tây, xã Triệu An buộc lại ghe chắc chắn.
Ngư dân Lê Văn Lập, thôn Hà Tây, xã Triệu An buộc lại ghe chắc chắn.
Lực lượng vũ trang ở huyện đảo Cồn Cỏ cũng sử dụng các thiết bị cần cẩu để hỗ trợ ngư dân đưa tàu, thuyền lên bờ, tránh bị va đập khi xảy ra mưa bão.

Lực lượng vũ trang ở huyện đảo Cồn Cỏ cũng sử dụng các thiết bị cần cẩu để hỗ trợ ngư dân đưa tàu, thuyền lên bờ, tránh bị va đập khi xảy ra mưa bão.

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Trị, tính đến 6h sáng 26/9, tất cả chủ các phương tiện, tàu thuyền đã nhận được thông tin, hướng di chuyển của bão Noru và đã vào neo đậu an toàn tại các bến. Trong đó, 2.299 chiếc/6.108 thuyền viên neo đậu an toàn tại bến của tỉnh. Số còn lại đang neo đậu tại Cam Ranh và Khánh Hòa; không còn tàu thuyền của tỉnh hoạt động trên biển.

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Trị, tính đến 6h sáng 26/9, tất cả chủ các phương tiện, tàu thuyền đã nhận được thông tin, hướng di chuyển của bão Noru và đã vào neo đậu an toàn tại các bến. Trong đó, 2.299 chiếc/6.108 thuyền viên neo đậu an toàn tại bến của tỉnh. Số còn lại đang neo đậu tại Cam Ranh và Khánh Hòa; không còn tàu thuyền của tỉnh hoạt động trên biển.

Bộ đội Biên phòng tại Cồn Cỏ hỗ trợ người dân lợp lại mái tôn.
Bộ đội Biên phòng tại Cồn Cỏ hỗ trợ người dân lợp lại mái tôn.
Gia cố các công trình nhằm giảm thiệt hại do mưa bão.
Gia cố các công trình nhằm giảm thiệt hại do mưa bão.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.