back

Báo Giáo dục và Thời đại OnlineE-magazine
Đỉnh cao kiến trúc nghệ thuật lăng vua Khải Định. (Ảnh: Hoàng Hải).

Khám phá tuyệt tác kiến trúc lăng vua Khải Định

GD&TĐ - Lăng vua Khải Định là một trong những lăng có kiến trúc nghệ thuật đỉnh cao với sự kết hợp của nhiều trường phái như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman,...

Độc đáo kiến trúc nghệ thuật đỉnh cao lăng vua Khải Định. (Video: Hoàng Hải).

Khải Định (1885 – 1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Sau khi lên ngôi năm 1916, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức,... và đặc biệt lăng tẩm dành cho mình, gọi là Ứng Lăng.

Khải Định (1885 – 1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Sau khi lên ngôi năm 1916, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức,... và đặc biệt lăng tẩm dành cho mình, gọi là Ứng Lăng.

Để xây dựng lăng, Khải Định đã tham khảo nhiều ý kiến của thầy địa lý, tìm vùng đất phong thủy và ông đã chọn núi Châu Chữ (nay thuộc xã Thủy Bằng, TP Huế) để xây lăng mộ.

Để xây dựng lăng, Khải Định đã tham khảo nhiều ý kiến của thầy địa lý, tìm vùng đất phong thủy và ông đã chọn núi Châu Chữ (nay thuộc xã Thủy Bằng, TP Huế) để xây lăng mộ.

Khải Định cho người sang Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản mua sắt, thép, xi măng, đồ sứ, thủy tinh màu... Lăng có diện tích nhỏ (117m x 48,5m) nhưng rất công phu và mất nhiều thời gian hoàn thiện.

Khải Định cho người sang Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản mua sắt, thép, xi măng, đồ sứ, thủy tinh màu... Lăng có diện tích nhỏ (117m x 48,5m) nhưng rất công phu và mất nhiều thời gian hoàn thiện.

Lăng có sự kết hợp của nhiều trường phái kiến trúc trên những công trình như: Trụ cổng hình tháp (ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ); trụ biểu dạng phù đồ của Phật giáo; nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman...

Lăng có sự kết hợp của nhiều trường phái kiến trúc trên những công trình như: Trụ cổng hình tháp (ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ); trụ biểu dạng phù đồ của Phật giáo; nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman...

Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của Lăng. Công trình được xây dựng và thiết kế tinh xảo gồm 5 phần liền nhau.

Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của Lăng. Công trình được xây dựng và thiết kế tinh xảo gồm 5 phần liền nhau.

Bên trong cung Thiên Định gồm nhiều công trình khác nhau, phía trước là điện Khải Thành để án thờ và chân dung nhà vua.

Bên trong cung Thiên Định gồm nhiều công trình khác nhau, phía trước là điện Khải Thành để án thờ và chân dung nhà vua.

Chính giữa là Bửu tán nặng gần 1 tấn được thiết kế và trang trí tỉ mỉ từng chi tiết, pho tượng Đồng nhà vua được đúc tại Pháp và phần mộ ở phía dưới; trong cùng là khám thờ bài vị của vua.

Chính giữa là Bửu tán nặng gần 1 tấn được thiết kế và trang trí tỉ mỉ từng chi tiết, pho tượng Đồng nhà vua được đúc tại Pháp và phần mộ ở phía dưới; trong cùng là khám thờ bài vị của vua.

Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí bằng mảnh ghép sành sứ và thủy tinh.

Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí bằng mảnh ghép sành sứ và thủy tinh.

Ngoài ra còn có bức tranh “Cửu long ẩn vân” do nghệ nhân Phan Văn Tánh vẽ bằng chân.

Ngoài ra còn có bức tranh “Cửu long ẩn vân” do nghệ nhân Phan Văn Tánh vẽ bằng chân.

Đây được xem là bức bích họa lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian trong cung Thiên Định.
Đây được xem là bức bích họa lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian trong cung Thiên Định.
Lăng Khải Định là công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc. Lăng được công nhận là di tích cấp quốc gia (loại hình kiến trúc nghệ thuật) năm 1979 của Bộ Văn hóa Thông tin.
Lăng Khải Định là công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc. Lăng được công nhận là di tích cấp quốc gia (loại hình kiến trúc nghệ thuật) năm 1979 của Bộ Văn hóa Thông tin.
Năm 1993, Lăng Khải Định cùng với nhiều quần thể di tích khác ở cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. (Ảnh: Hoàng Hải).

Năm 1993, Lăng Khải Định cùng với nhiều quần thể di tích khác ở cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. (Ảnh: Hoàng Hải).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ