back

Báo Giáo dục và Thời đại Online E-magazine
Độc đáo kiến trúc chùa Thiên Mụ hơn 400 năm tuổi bậc nhất xứ Huế.

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa cổ hơn 400 năm tuổi ở xứ Huế

GD&TĐ - Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ hơn 400 năm tuổi với lối thiết kế kiến trúc độc đáo, được xem là một biểu tượng văn hóa và tôn giáo của xứ Huế.

Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) là ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, cách trung tâm TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 5km về phía Tây.

Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) là ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, cách trung tâm TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 5km về phía Tây.

Theo tài liệu, chùa được xây dựng vào năm 1601 đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, là vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Ngôi chùa đã trải qua nhiều giai đoạn tu sửa nhưng vẫn giữ được nét cổ kính.

Theo tài liệu, chùa được xây dựng vào năm 1601 đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, là vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Ngôi chùa đã trải qua nhiều giai đoạn tu sửa nhưng vẫn giữ được nét cổ kính.

Về kiến trúc, chùa Thiên Mụ có hướng mặt ra phía dòng sông Hương thơ mộng. Phía trước chùa là 4 trụ biểu lớn cùng 19 bậc từ dưới đường lên đến sân chùa.
Về kiến trúc, chùa Thiên Mụ có hướng mặt ra phía dòng sông Hương thơ mộng. Phía trước chùa là 4 trụ biểu lớn cùng 19 bậc từ dưới đường lên đến sân chùa.
Lên đến sân chùa là tháp Phước Duyên cao 21m gồm 7 tầng, được xây dựng vào năm 1844 nhân dịp lễ “bát thọ” của Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (vợ vua Gia Long) là bà nội của vua Thiệu Trị.

Lên đến sân chùa là tháp Phước Duyên cao 21m gồm 7 tầng, được xây dựng vào năm 1844 nhân dịp lễ “bát thọ” của Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (vợ vua Gia Long) là bà nội của vua Thiệu Trị.

Sau tháp Phước Duyên là Tam quan chùa được xây 2 tầng, tầng trên là thờ chúa Tiên Nguyễn Hoàng và Bà Mụ, mỗi cửa có 2 pho tượng hộ pháp.

Sau tháp Phước Duyên là Tam quan chùa được xây 2 tầng, tầng trên là thờ chúa Tiên Nguyễn Hoàng và Bà Mụ, mỗi cửa có 2 pho tượng hộ pháp.

Vào bên trong cổng Tam quan, hai bên sẽ có hai gian nhà gồm 6 pho tượng hộ pháp.
Vào bên trong cổng Tam quan, hai bên sẽ có hai gian nhà gồm 6 pho tượng hộ pháp.
Qua cổng Tam là một khoảng sân rộng với các hàng cây, sân vườn dẫn vào nhà rường là chánh điện của chùa – nơi thờ cúng và tổ chức các nghi lễ.

Qua cổng Tam là một khoảng sân rộng với các hàng cây, sân vườn dẫn vào nhà rường là chánh điện của chùa – nơi thờ cúng và tổ chức các nghi lễ.

Phía sau chánh điện là khu vườn rộng với nhiều cây xanh và hoa, cùng với hòn non bộ kết hợp hồ cá Koi.
Phía sau chánh điện là khu vườn rộng với nhiều cây xanh và hoa, cùng với hòn non bộ kết hợp hồ cá Koi.
Cạnh hòn non bộ là chiếc ô tô - di vật của cố hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.

Cạnh hòn non bộ là chiếc ô tô - di vật của cố hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.

Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có nhà tăng, khu sinh hoạt và cuối cùng là rừng thông cùng mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ.

Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có nhà tăng, khu sinh hoạt và cuối cùng là rừng thông cùng mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ.

Ngôi chùa với lối thiết kế kiến trúc độc đáo, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham quan.

Ngôi chùa với lối thiết kế kiến trúc độc đáo, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham quan.

Với lịch sử tồn tại hơn 400 năm, chùa Thiên Mụ được xem là một biểu tượng văn hóa và tôn giáo của xứ Huế. (Ảnh: Hoàng Hải).
Với lịch sử tồn tại hơn 400 năm, chùa Thiên Mụ được xem là một biểu tượng văn hóa và tôn giáo của xứ Huế. (Ảnh: Hoàng Hải).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ