back

Báo Giáo dục và Thời đại OnlineE-magazine
Di tích Văn Miếu hơn 200 tuổi tại Huế. (Ảnh: Hoàng Hải)

Bên trong di tích Văn Miếu hơn 200 tuổi tại Huế

GD&TĐ - Với tuổi đời hơn 200 năm, Văn Miếu là một công trình tiêu biểu của Quần thể di tích Cố đô Huế, trở thành điểm hấp dẫn du khách khám phám, tham quan.

Cận cảnh di tích Văn Miếu hơn 200 tuổi tại Huế. (Video: Hoàng Hải)

Văn Miếu hay còn gọi là Văn Thánh, nằm dọc bên dòng sông Hương, thuộc phường Hương Hồ, cách Trung tâm TP Huế khoảng hơn 6km về phía Tây và cách chùa Thiên Mụ khoảng 1km.

Văn Miếu hay còn gọi là Văn Thánh, nằm dọc bên dòng sông Hương, thuộc phường Hương Hồ, cách Trung tâm TP Huế khoảng hơn 6km về phía Tây và cách chùa Thiên Mụ khoảng 1km.

Theo tìm hiểu, khi các chúa Nguyễn khai phá phương Nam, Văn Miếu được lập tại làng Triều Sơn, đến năm 1770 thì dời đến xã Long Hồ.

Theo tìm hiểu, khi các chúa Nguyễn khai phá phương Nam, Văn Miếu được lập tại làng Triều Sơn, đến năm 1770 thì dời đến xã Long Hồ.

Năm 1808, vua Gia Long cho xây Văn Miếu mới ở vị trí hiện tại, Văn Miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ, tức miếu thờ cha mẹ của Khổng Tử.

Năm 1808, vua Gia Long cho xây Văn Miếu mới ở vị trí hiện tại, Văn Miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ, tức miếu thờ cha mẹ của Khổng Tử.

Từ thời vua Minh Mạng, Văn Miếu là nơi đặt bia vinh danh bậc tiến sĩ đỗ đạt tại các khoa thi Hội, năm khoa thi Hội cuối cùng là thời vua Khải Định.

Từ thời vua Minh Mạng, Văn Miếu là nơi đặt bia vinh danh bậc tiến sĩ đỗ đạt tại các khoa thi Hội, năm khoa thi Hội cuối cùng là thời vua Khải Định.

Về kiến trúc, đối diện cổng Văn Miếu (Văn Miếu Môn), gần bờ sông Hương có cửa Linh Tinh Môn gồm bốn trụ xây bằng gạch, phần trên trang trí pháp lam.
Về kiến trúc, đối diện cổng Văn Miếu (Văn Miếu Môn), gần bờ sông Hương có cửa Linh Tinh Môn gồm bốn trụ xây bằng gạch, phần trên trang trí pháp lam.
Sau cổng Văn Miếu là cổng Đại Thành Môn – nơi dẫn vào sân chính của miếu. Cổng Đại Thành môn trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, nhưng vẫn mang đậm nét cổ kính lịch sử.

Sau cổng Văn Miếu là cổng Đại Thành Môn – nơi dẫn vào sân chính của miếu. Cổng Đại Thành môn trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, nhưng vẫn mang đậm nét cổ kính lịch sử.

Từ Đại Thành Môn nhìn vào bên trong, chính giữa là ngôi điện thờ Khổng Tử gọi là Đại Thành Điện. Đây là kiến trúc trọng yếu của Văn Miếu, tuy nhiên, công trình hiện tại chỉ còn lại phần nền móng.

Từ Đại Thành Môn nhìn vào bên trong, chính giữa là ngôi điện thờ Khổng Tử gọi là Đại Thành Điện. Đây là kiến trúc trọng yếu của Văn Miếu, tuy nhiên, công trình hiện tại chỉ còn lại phần nền móng.

Trước Đại Thành Điện là sân miếu với 2 dãy nhà bia đối diện nhau, khắc tên 293 tiến sĩ khoa thi (khoa thi đầu tiên năm 1822 thời vua Minh Mạng đến khoa thi cuối cùng năm 1919 thời vua Khải Định).

Trước Đại Thành Điện là sân miếu với 2 dãy nhà bia đối diện nhau, khắc tên 293 tiến sĩ khoa thi (khoa thi đầu tiên năm 1822 thời vua Minh Mạng đến khoa thi cuối cùng năm 1919 thời vua Khải Định).

Việc lập Văn Miếu và dựng bia tiến sĩ đặt trên lưng rùa nhằm tôn trọng việc học và đề cao nhân tài của đất nước.

Việc lập Văn Miếu và dựng bia tiến sĩ đặt trên lưng rùa nhằm tôn trọng việc học và đề cao nhân tài của đất nước.

Hai bên Đại Thành Điện là hai nhà bia khắc hai bài chỉ dụ của vua Minh Mạng nói về việc thái giám không được liệt vào hạng quan lại và chỉ dụ của vua Thiệu Trị nói việc bà con bên ngoại vua không được tham gia chính quyền.

Hai bên Đại Thành Điện là hai nhà bia khắc hai bài chỉ dụ của vua Minh Mạng nói về việc thái giám không được liệt vào hạng quan lại và chỉ dụ của vua Thiệu Trị nói việc bà con bên ngoại vua không được tham gia chính quyền.

Năm 2022, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Tu bổ, tôn tạo, phục hồi thích nghi di tích Văn Miếu” giai đoạn 1, với tổng mức đầu tư gần 66 tỷ đồng, triển khai trong 3 năm.

Năm 2022, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Tu bổ, tôn tạo, phục hồi thích nghi di tích Văn Miếu” giai đoạn 1, với tổng mức đầu tư gần 66 tỷ đồng, triển khai trong 3 năm.

Văn Miếu là biểu tượng của nền giáo dục nước ta dưới triều Nguyễn. Ngày nay, nhiều du khách trong và ngoài nước đến địa chỉ này để tham quan, đây cũng là nơi học sinh, sinh viên tìm đến cầu may mắn trước mỗi kỳ thi. (Ảnh: Hoàng Hải).

Văn Miếu là biểu tượng của nền giáo dục nước ta dưới triều Nguyễn. Ngày nay, nhiều du khách trong và ngoài nước đến địa chỉ này để tham quan, đây cũng là nơi học sinh, sinh viên tìm đến cầu may mắn trước mỗi kỳ thi. (Ảnh: Hoàng Hải).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ