back

Báo Giáo dục và Thời đại Online E-magazine
Cầu ngói Thanh Toàn là một cây cầu cổ ở xứ Huế. (Ảnh: Hoàng Hải)

Cận cảnh cây cầu cổ có kiến trúc 'thượng gia, hạ kiều' duy nhất xứ Huế

GD&TĐ - Cầu ngói Thanh Toàn nằm cách trung tâm TP Huế khoảng 8km về phía Đông, thuộc làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy.

Cận cảnh cây cầu có kiến trúc “thượng gia, hạ kiều” gần 250 tuổi. (Video: Hoàng Hải).

Cầu gỗ này được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia năm 1990.

Cầu gỗ này được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia năm 1990.

Theo lịch sử, cầu được xây dựng vào năm 1776 do bà Trần Thị Đạo - người cháu gái thuộc thế hệ thứ 6 của phu nhân một vị quan lớn dưới triều vua Lê Hiển Tông - bỏ tiền cá nhân xây dựng.

Theo lịch sử, cầu được xây dựng vào năm 1776 do bà Trần Thị Đạo - người cháu gái thuộc thế hệ thứ 6 của phu nhân một vị quan lớn dưới triều vua Lê Hiển Tông - bỏ tiền cá nhân xây dựng.

Việc xây cầu để giúp dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân lỡ bước.

Việc xây cầu để giúp dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân lỡ bước.

Năm 1776, vua Lê Hiển Tông ban sắc khen ngợi bà Trần Thị Ðạo và miễn cho làng nhiều loại sưu dịch để họ nhớ đến công ơn và noi theo tấm gương tốt của bà.

Năm 1776, vua Lê Hiển Tông ban sắc khen ngợi bà Trần Thị Ðạo và miễn cho làng nhiều loại sưu dịch để họ nhớ đến công ơn và noi theo tấm gương tốt của bà.

Năm 1925, vua Khải Định cũng ban sắc phong cho bà là “Dực Bảo Trung Hưng Linh phò” và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà.

Năm 1925, vua Khải Định cũng ban sắc phong cho bà là “Dực Bảo Trung Hưng Linh phò” và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà.

Cầu được thiết kế theo kiểu “thượng gia, hạ kiều”, có thể hiểu là trên nhà dưới cầu, nghĩa là cây cầu được bao bọc bằng mái che thiết kế như một ngôi nhà.

Cầu được thiết kế theo kiểu “thượng gia, hạ kiều”, có thể hiểu là trên nhà dưới cầu, nghĩa là cây cầu được bao bọc bằng mái che thiết kế như một ngôi nhà.

Cầu chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Ở giữa cầu là gian thờ bà Trần Thị Đạo.

Cầu chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Ở giữa cầu là gian thờ bà Trần Thị Đạo.

Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly. Các hoạ tiết thì được trang trí bằng nghệ thuật khảm sành đặc trưng của xứ Huế. Ở giữa mái là đôi chim phượng đang tung cánh hướng về phía mặt trời.

Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly. Các hoạ tiết thì được trang trí bằng nghệ thuật khảm sành đặc trưng của xứ Huế. Ở giữa mái là đôi chim phượng đang tung cánh hướng về phía mặt trời.

Ban đầu cầu có chiều 18,75m, rộng 5,82m. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố mà cầu trải qua 4 lần tu sửa (1847, 1906, 1956, 1971) nên kích thước chiều dài còn 16,85m và rộng 4,63m.

Ban đầu cầu có chiều 18,75m, rộng 5,82m. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố mà cầu trải qua 4 lần tu sửa (1847, 1906, 1956, 1971) nên kích thước chiều dài còn 16,85m và rộng 4,63m.

Đến tháng 4/2020, cầu ngói Thanh Toàn được chính quyền địa phương hạ giải để thực hiện bảo tồn, tu bổ và tôn tạo lại với tổng vốn đầu tư hơn 13 tỷ đồng.

Đến tháng 4/2020, cầu ngói Thanh Toàn được chính quyền địa phương hạ giải để thực hiện bảo tồn, tu bổ và tôn tạo lại với tổng vốn đầu tư hơn 13 tỷ đồng.

Được biết, ngoài chiếc cầu này, ở Việt Nam chỉ còn một số cây cầu được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" như Chùa Cầu (Hội An), cầu ngói ở Chùa Thầy (Hà Nội), cầu ngói Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình),...

Được biết, ngoài chiếc cầu này, ở Việt Nam chỉ còn một số cây cầu được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" như Chùa Cầu (Hội An), cầu ngói ở Chùa Thầy (Hà Nội), cầu ngói Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình),...

Mỗi kỳ Festival Huế, tại cầu đều tổ chức sự kiện “Chợ quê ngày hội” thu hút đông đảo du khách. Ngày nay, nhắc đến cầu ngói Thanh Toàn, người ta lại nhớ đến câu ca dao “Ai về cầu ngói Thanh Toàn/Cho em về với một đoàn cho vui...”. (Ảnh: Hoàng Hải).

Mỗi kỳ Festival Huế, tại cầu đều tổ chức sự kiện “Chợ quê ngày hội” thu hút đông đảo du khách. Ngày nay, nhắc đến cầu ngói Thanh Toàn, người ta lại nhớ đến câu ca dao “Ai về cầu ngói Thanh Toàn/Cho em về với một đoàn cho vui...”. (Ảnh: Hoàng Hải).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ