back

Báo Giáo dục và Thời đại Online E-magazine
Trò chơi vật cù là phần không thể thiếu của lễ hội đền Bạch Mã (xã Võ Liệt, Thanh Chương). Đây cũng là lễ hội duy nhất của Nghệ An còn duy trì trò chơi dân gian độc đáo, hấp dẫn này.

Trai làng đấu vật cướp cù ở hội đền Bạch Mã

GD&TĐ - Vật cù trở thành sinh hoạt văn hóa mang đậm đặc trưng của vùng quê bên bờ sông Lam, xứ Nghệ.

Sau 3 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Xuân Quý Mão, lễ hội đền Bạch Mã (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã được tổ chức trở lại, thu hút đông đảo bà con và du khách thập phương tham gia.

Lễ hội diễn ra ngày 9 và 10 tháng Hai âm lịch, trong đó trò chơi dân gian vật cù được đặc biệt đón chờ.

Thanh Chương được coi là nơi xuất xứ của trò chơi vật cù. Theo các bậc cao niên, hội vật cù ở đây có từ khoảng đầu thế kỷ 15, là cách thức để tuyển người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vào đội quân của tướng quân Phan Đà - một võ tướng của vua Lê Thái Tổ.

Mỗi trận thi đấu vật cù gồm 2 đội tham gia, mỗi đội gồm 7 vận động viên. Trước khi vào 'sới vật', các 'cù thủ' được yêu cầu cắt móng tay sạch sẽ và có trọng tài kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn khi tranh cướp cù.

Mỗi trận thi đấu vật cù gồm 2 đội tham gia, mỗi đội gồm 7 vận động viên. Trước khi vào 'sới vật', các 'cù thủ' được yêu cầu cắt móng tay sạch sẽ và có trọng tài kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn khi tranh cướp cù.

Quả cù được làm từ củ chuối sứ (hay còn gọi là chuối hột) - nặng khoảng 10kg. Trước ngày vào hội, người dân lựa tìm những gốc chuối hột loại lớn, đào lên lấy củ gọt sạch rễ và đẽo thành hình tròn. Sau đó 'quả cù' được luộc qua nước sôi, vớt ra phơi nắng nhằm đảm bảo độ dẻo, không bị nứt vỡ khi chơi.

Quả cù được làm từ củ chuối sứ (hay còn gọi là chuối hột) - nặng khoảng 10kg. Trước ngày vào hội, người dân lựa tìm những gốc chuối hột loại lớn, đào lên lấy củ gọt sạch rễ và đẽo thành hình tròn. Sau đó 'quả cù' được luộc qua nước sôi, vớt ra phơi nắng nhằm đảm bảo độ dẻo, không bị nứt vỡ khi chơi.

Mỗi trận được chia làm 2 hiệp đấu, một hiệp kéo dài 15 phút. Vận động viên của 2 đội dùng tay tranh cướp quả cù để bỏ vào gôn đối phương.

Mỗi trận được chia làm 2 hiệp đấu, một hiệp kéo dài 15 phút. Vận động viên của 2 đội dùng tay tranh cướp quả cù để bỏ vào gôn đối phương.

Cũng theo quy định, các vận động viên khi tranh cướp chỉ được ôm cù, không được ôm người đối phương.

Cũng theo quy định, các vận động viên khi tranh cướp chỉ được ôm cù, không được ôm người đối phương.

Dần dần, trò chơi này thường xuyên được tổ chức trong dân gian, để trai tráng các làng xã thi đấu với nhau. Vật cù trở thành sinh hoạt văn hóa mang đậm đặc trưng của vùng quê bên bờ sông Lam, xứ Nghệ.

Trận đấu diễn ra kịch tính với những màn rượt đuổi, chớp cơ hội cướp cù. Ngoài sức khỏe, dẻo dai, khéo léo, các đội chơi còn phải có chiến thuật để vận động viên phối hợp đưa cù vào hố đối phương.

Trận đấu diễn ra kịch tính với những màn rượt đuổi, chớp cơ hội cướp cù. Ngoài sức khỏe, dẻo dai, khéo léo, các đội chơi còn phải có chiến thuật để vận động viên phối hợp đưa cù vào hố đối phương.

Theo luật chơi, vận động viên chỉ được dùng tay cướp cù, lăn hoặc chuyền tầm thấp, không được ném bóng cao quá đầu gây nguy hiểm - do quả cù nặng 10kg. Khi vi phạm trọng tài thổi còi và phát 'cù' lại.

Theo luật chơi, vận động viên chỉ được dùng tay cướp cù, lăn hoặc chuyền tầm thấp, không được ném bóng cao quá đầu gây nguy hiểm - do quả cù nặng 10kg. Khi vi phạm trọng tài thổi còi và phát 'cù' lại.

Một cù thủ kịp thoát khỏi vòng vây của đối phương và ném cù vào hố thành công.

Một cù thủ kịp thoát khỏi vòng vây của đối phương và ném cù vào hố thành công.

Các trận đấu kịch tính, nhưng không ăn thua, cay cú mà mang tinh thần thượng võ, đề cao sức khỏe dẻo dai, sự khéo léo và tinh thần đoàn kết của người dân.

Các trận đấu kịch tính, nhưng không ăn thua, cay cú mà mang tinh thần thượng võ, đề cao sức khỏe dẻo dai, sự khéo léo và tinh thần đoàn kết của người dân.

Trò chơi sau này được đưa vào các lễ hội, tạo không khí phấn khởi đầu Xuân, cũng là để gợi nhắc lịch sử, về làng ven sông, về những chàng trai dũng cảm, quật khởi, tham gia tuyển quân đi đánh giặc…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ