back

Báo Giáo dục và Thời đại OnlineE-magazine
Sức bật từ mùa thu Cách mạng

Sức bật từ mùa thu Cách mạng

GD&TĐ - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi to lớn, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi to lớn, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tiếp nối hào khí năm xưa, dân tộc ta đang nỗ lực phấn đấu lập nên những chiến công trong giai đoạn cách mạng mới, đưa đất nước tiến những bước nhanh, vững chắc, biến khát vọng phát triển thành hiện thực, xây dựng nước Việt Nam hùng cường.

Mùa Thu năm 1945 mãi mãi khắc ghi vào lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam một mốc son chói lọi. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám đập tan ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân và phong kiến, giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Ðông Nam Á.

Cách mạng Tháng Tám mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình.

Cách mạng Tháng Tám mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Từ đó đến nay, thực hiện lời thề thiêng liêng tại Lễ tuyên ngôn độc lập, toàn thể dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng, đóng góp công sức và trí tuệ để giữ vững thành quả và phát huy giá trị của Cách mạng Tháng Tám, bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.

Bằng chứng là, ngay sau Cách mạng Tháng Tám, cách mạng Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, thù trong giặc ngoài đe dọa, khó khăn chồng chất, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, Đảng, Nhà nước cùng toàn dân ta đã làm nên những điều kỳ diệu: Thực hiện thắng lợi Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước, bầu Quốc hội, thành lập Chính phủ, ban hành Hiến pháp, xây dựng và củng cố chính quyền từ trung ương đến địa phương; củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân; xây dựng nền kinh tế mới, văn hóa mới, đời sống mới. Đó là những điều kiện và cơ sở pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt để Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, kiên quyết bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả Cách mạng.

Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sáng 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt, họp phiên đầu tiên. Tại phiên họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về sự cần thiết phải có một bản Hiến pháp dân chủ cho nước Việt Nam.
Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sáng 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt, họp phiên đầu tiên. Tại phiên họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về sự cần thiết phải có một bản Hiến pháp dân chủ cho nước Việt Nam.

Khi thực dân Pháp mở cuộc chiến tranh xâm lược đất nước ta một lần nữa, cả dân tộc Việt Nam lại đứng lên “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do và độc lập”, tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính, với niềm tin vững chắc “kháng chiến nhất định thắng lợi”! Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, tạo thành sức mạnh vô địch, giành thắng lợi vẻ vang, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Vừa ra khỏi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, dân tộc ta lại phải bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Trước thách thức to lớn đó, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta và Lời hiệu triệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước đã nhất tề ra trận, quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược. Trải qua cuộc chiến đấu trường kỳ, đầy hy sinh, oanh liệt, cuối cùng bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân ta đã giành thắng lợi vẻ vang, giải phóng hoàn toàn miền Nam, non sông thu về một mối.


Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tập trung trí lực, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đến nay, sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, nền kinh tế tăng trưởng nhanh; kim ngạch xuất khẩu thường xuyên tăng với tốc độ hai con số, năm 2019 đạt mức kỷ lục trên 263 tỷ USD. Đặc biệt, Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch và các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2019, tổng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 18 triệu lượt, tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt 38 tỷ USD.

Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.

Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.

Năm 2021 là một năm đầy biến động, nền kinh tế đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Nhưng với sự chuyển hướng chính sách linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, đã góp phần củng cố niềm tin của toàn xã hội vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Kinh tế tăng trưởng dương trở lại, đạt 2,58%.

Mặc dù tăng trưởng GDP cả năm thấp hơn nhiều so mục tiêu đề ra nhưng một số lĩnh vực của nền kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng, thể hiện sự nỗ lực vượt khó của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác.

Đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP là hoạt động xuất khẩu, trong bối cảnh các động lực tăng trưởng khác gặp nhiều khó khăn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 của cả nước tiếp tục chinh phục kỷ lục mới khi đạt mức 668,5 tỷ USD.

Vượt lên những khó khăn do đứt gãy chuỗi sản xuất, lưu thông, thiếu nguyên vật liệu, biến động về nguồn nhân lực… các doanh nghiệp đã không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để nối lại sản xuất, đặc biệt là khu vực sản xuất để xuất khẩu. Nhờ đó, cán cân thương mại đã đảo chiều ngoạn mục trong những tháng cuối năm và kết thúc ở mức thặng dư thương mại 4 tỷ USD, giữ vững vị thế xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đưa Việt Nam lọt vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Bốc xếp gạo xuất khẩu của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) tại cảng Sài Gòn.

Bốc xếp gạo xuất khẩu của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) tại cảng Sài Gòn.

Sang năm 2022, thực hiện “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, các doanh nghiệp đã chủ động hơn về lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn để phục hồi, mở rộng sản xuất; các hoạt động trong đời sống xã hội trở lại bình thường, hoạt động du lịch trong nước và quốc tế đã nhộn nhịp trở lại đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng cao.

Năm 2023, mặc dù bối cảnh quốc tế, trong nước rất khó khăn, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực. Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 5/8/2023 cũng cho thấy, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số CPI bình quân 7 tháng tăng 3,12%; các cân đối lớn được bảo đảm. Tình hình thị trường tiền tệ, chứng khoán ổn định và có xu hướng phục hồi tích cực. Thu ngân sách Nhà nước 7 tháng đạt trên 1 triệu tỷ đồng, bằng 62,7% dự toán. Xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng trở lại, tính chung 7 tháng xuất khẩu đạt 195,4 tỷ USD, xuất siêu 16,5 tỷ USD. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt…

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, nền kinh tế tăng trưởng nhanh.

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, nền kinh tế tăng trưởng nhanh.

Cùng với phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm, đầu tư mọi nguồn lực cho sự phát triển các mặt thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Trong đó, thành công nổi bật, đầy ấn tượng qua hơn 35 năm thực hiện đổi mới là đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, nếu như năm 1988 chỉ đạt 86 USD/người/năm thì đến năm 2019 đã đạt 2.800 USD/người/năm, nước ta đã ra khỏi nhóm nước thu thập thấp để trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Đặc biệt, công tác giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 22% năm 2005; 9,4% năm 2010 và giảm xuống còn khoảng 7% năm 2015. Năm 2019, tính theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước ước còn 4%.

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đời sống của người dân cũng được nâng cao.

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đời sống của người dân cũng được nâng cao.

Cùng với đó, sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Bảo hiểm y tế được mở rộng; các chỉ số sức khỏe cộng đồng được nâng lên. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục suốt mấy thập kỷ qua. Với chỉ số HDI 0,706 năm 2020, Việt Nam thuộc nhóm có HDI cao của thế giới. Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng được Đảng, Nhà nước và cả xã hội quan tâm, đảm bảo mức sống người có công bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn cư trú…

Việt Nam đã bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Chúng ta đã kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo đảm được chủ quyền quốc gia, biển đảo và giữ vững được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ động đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, hoạt động phá hoại, gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống; bước đầu đối phó có hiệu quả với mối đe dọa an ninh phi truyền thống, kiềm chế sự gia tăng tội phạm.

Việt Nam đã bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới.

Việt Nam đã bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới.

Những chủ trương, giải pháp trong chiến lược quốc phòng, quân sự, chiến lược an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được tăng cường, củng cố, nhất là trên các địa bàn chiến lược quan trọng; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ngày càng vững mạnh; xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc.

Sức mạnh về mọi mặt của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được tăng cường; xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Kết hợp có hiệu quả giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại và ngược lại.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng. Trong đó, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực được tiếp tục đẩy mạnh, có nhiều chuyển biến mới, tích cực, đồng bộ, hiệu quả hơn ở cả Trung ương và địa phương, củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên ngày càng được nâng cao. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được tăng cường. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân” ngày càng được củng cố…

Việt Nam đã bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới.

Việt Nam đã bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới.

Đặc biệt, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 190 quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã tạo được khuôn khổ quan hệ hợp tác hữu nghị, ổn định lâu dài và đan xen lợi ích với tất cả các nước láng giềng, khu vực. Sau khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực, góp phần vào việc củng cố đoàn kết, duy trì những nguyên tắc cơ bản, tăng cường hợp tác nội khối, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của của hiệp hội ở khu vực và trên trường quốc tế.

Đặc biệt, năm 2020, với vai trò Chủ tịch ASEAN Việt Nam đã chủ động, tích cực thúc đẩy các nỗ lực chung, đồng bộ của Cộng đồng ASEAN trong ứng phó dịch bệnh COVID-19. Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các Hiệp định tự do tế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKFTA. Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành một trong những nước đi đầu khu vực trong việc hình thành các khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương.

Với những thành tựu to lớn đã đạt được, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Như thế, kể từ mùa Thu cách mạng tháng 8/1945, đến nay, tiến bước mạnh mẽ trên con đường cách mạng vẻ vang, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử đó là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, ý chí bất khuất và khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam.





Theo Báo Tin tức

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ