back

Báo Giáo dục và Thời đại Online E-magazine
Khám phá nghề làm tượng ông Táo duy nhất ở xứ Huế. (Ảnh: Hoàng Hải).

Cuối năm tất bật ở làng nghề làm tượng ông Táo duy nhất xứ Huế

GD&TĐ - Mỗi dịp cuối năm, những hộ dân làm tượng ông Táo lại tất bật với công việc để cung ứng cho thị trường, phục vụ việc thờ cúng vào ngày 23 tháng Chạp.

Video: Nghề làm tượng ông Táo duy nhất ở xứ Huế. (Hoàng Hải)

Làng Địa Linh, phường Hương Vinh, TP Huế là ngôi làng duy nhất còn lại của Thừa Thiên Huế làm tượng ông Công, ông Táo bằng đất nung phục vụ thờ cúng ngày 23 tháng Chạp.

Làng Địa Linh, phường Hương Vinh, TP Huế là ngôi làng duy nhất còn lại của Thừa Thiên Huế làm tượng ông Công, ông Táo bằng đất nung phục vụ thờ cúng ngày 23 tháng Chạp.

Ông Võ Văn Nam (trú tại Tổ 1, Địa Linh) cho biết, để làm ra tượng ông Táo cần phải trải qua nhiều công đoạn.

Ông Võ Văn Nam (trú tại Tổ 1, Địa Linh) cho biết, để làm ra tượng ông Táo cần phải trải qua nhiều công đoạn.

Đầu tiên là nguyên liệu đất sét, đất phải có chất lượng tốt, được mua từ đầu năm về dự trữ. Sau đó tiến hành trộn để cho đất được nhuyễn, có độ dẻo và mịn thì mới có thể làm tượng.

Đầu tiên là nguyên liệu đất sét, đất phải có chất lượng tốt, được mua từ đầu năm về dự trữ. Sau đó tiến hành trộn để cho đất được nhuyễn, có độ dẻo và mịn thì mới có thể làm tượng.

Tiếp theo là nặn tượng, đất sét được cho vào khuôn bằng gỗ lim có sẵn. Sau đó, dùng dao gọt mặt sau của tượng rồi lấy khỏi khuôn, phơi nắng khoảng từ 2 đến 3 ngày để tượng khô.

Tiếp theo là nặn tượng, đất sét được cho vào khuôn bằng gỗ lim có sẵn. Sau đó, dùng dao gọt mặt sau của tượng rồi lấy khỏi khuôn, phơi nắng khoảng từ 2 đến 3 ngày để tượng khô.

Thời tiết ít nắng, bà con dùng quạt để tượng đất nhanh được khô, rồi đưa vào lò nung và xếp thành từng hàng, giữa các hàng cần có khoảng cách để lửa cháy đều.

Thời tiết ít nắng, bà con dùng quạt để tượng đất nhanh được khô, rồi đưa vào lò nung và xếp thành từng hàng, giữa các hàng cần có khoảng cách để lửa cháy đều.

Lò nung tượng đất.
Lò nung tượng đất.
Thời gian nung và để tượng nguội khoảng từ 2 – 3 ngày. Sản phẩm sau đó sẽ được đem đi hoàn thiện.

Thời gian nung và để tượng nguội khoảng từ 2 – 3 ngày. Sản phẩm sau đó sẽ được đem đi hoàn thiện.

Thông thường có 2 cách lên màu, sơn mài màu đỏ sẫm hoặc vẽ bằng màu rồi rắc bột kim tuyến để trông bắt mắt hơn.

Thông thường có 2 cách lên màu, sơn mài màu đỏ sẫm hoặc vẽ bằng màu rồi rắc bột kim tuyến để trông bắt mắt hơn.

Ông Võ Văn Đức (68 tuổi) là một hộ làm nghề lâu năm cho biết, trung bình mỗi ngày có thể làm từ 500 – 600 tượng, giá nhập sỉ khoảng từ 1.200 đồng – 1.500 đồng/tượng. Khi ra thị trường sẽ bán giá lẻ khoảng 10.000 – 15.000 đồng/tượng.

Ông Võ Văn Đức (68 tuổi) là một hộ làm nghề lâu năm cho biết, trung bình mỗi ngày có thể làm từ 500 – 600 tượng, giá nhập sỉ khoảng từ 1.200 đồng – 1.500 đồng/tượng. Khi ra thị trường sẽ bán giá lẻ khoảng 10.000 – 15.000 đồng/tượng.

Mỗi năm, các hộ cung ứng ra thị trường gần 100.000 tượng để tiêu thụ cả ở trong và ngoài tỉnh. Công việc này bắt đầu từ tháng 3 Âm lịch kéo dài cho đến hết năm.

Mỗi năm, các hộ cung ứng ra thị trường gần 100.000 tượng để tiêu thụ cả ở trong và ngoài tỉnh. Công việc này bắt đầu từ tháng 3 Âm lịch kéo dài cho đến hết năm.

Vì lợi nhuận không cao nên hiện nay chỉ còn khoảng 4 - 5 hộ bám trụ theo nghề.

Vì lợi nhuận không cao nên hiện nay chỉ còn khoảng 4 - 5 hộ bám trụ theo nghề.

Tuy nhiên, với tín ngưỡng thờ cúng, các hộ vẫn hi vọng sản phẩm ngày càng được nhiều người biết đến, giúp cho làng nghề được duy trì và phát triển; cũng như giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. (Ảnh: Hoàng Hải).

Tuy nhiên, với tín ngưỡng thờ cúng, các hộ vẫn hi vọng sản phẩm ngày càng được nhiều người biết đến, giúp cho làng nghề được duy trì và phát triển; cũng như giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. (Ảnh: Hoàng Hải).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ