back

Báo Giáo dục và Thời đại Online E-magazine
Bên trong khu trưng bày các bảo vật tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Chiêm ngưỡng 9 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

GD&TĐ - Xây dựng cách đây hơn 100 năm, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi lưu giữ 9 bảo vật quốc gia và hàng trăm hiện vật khác của nền văn hoá Chămpa.

Trong số 9 bảo vật quốc gia có đài thờ Mỹ Sơn E1 bằng chất liệu sa thạch từ thế kỷ VII-VIII tại Mỹ Sơn (Quảng Nam), là kiệt tác kiến trúc tâm linh độc đáo, với 16 khối đá ban đầu, nay chỉ còn lại 14 do mất mát sau quá trình khai quật.

Trong số 9 bảo vật quốc gia có đài thờ Mỹ Sơn E1 bằng chất liệu sa thạch từ thế kỷ VII-VIII tại Mỹ Sơn (Quảng Nam), là kiệt tác kiến trúc tâm linh độc đáo, với 16 khối đá ban đầu, nay chỉ còn lại 14 do mất mát sau quá trình khai quật.

Đài thờ này nổi bật với việc tái hiện chi tiết các yếu tố kiến trúc của ngôi tháp Chăm, từ bậc tam cấp đến vòm cửa và trụ cửa, cũng như hình ảnh động vật và hoa lá.

Đài thờ này nổi bật với việc tái hiện chi tiết các yếu tố kiến trúc của ngôi tháp Chăm, từ bậc tam cấp đến vòm cửa và trụ cửa, cũng như hình ảnh động vật và hoa lá.

Tượng thần Ganesha, làm từ sa thạch, đến từ thế kỷ VII và được tìm thấy ở Mỹ Sơn (Quảng Nam), phát hiện trong cuộc khảo cổ năm 1903 tại đền-tháp E5. Đây là một vị thần quan trọng trong thần thoại Ấn Độ. Ganesha, con của thần Shiva và nữ thần Parvati, được tôn kính là biểu tượng của may mắn, tri thức, và văn học.

Tượng thần Ganesha, làm từ sa thạch, đến từ thế kỷ VII và được tìm thấy ở Mỹ Sơn (Quảng Nam), phát hiện trong cuộc khảo cổ năm 1903 tại đền-tháp E5. Đây là một vị thần quan trọng trong thần thoại Ấn Độ. Ganesha, con của thần Shiva và nữ thần Parvati, được tôn kính là biểu tượng của may mắn, tri thức, và văn học.

Pho tượng bồ tát Tara, một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng từ cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X tại Đồng Dương (Quảng Nam), cao 1,15m, được phát hiện vào năm 1978. Tượng nữ thần đứng với hai tay cầm hoa sen và vỏ ốc.

Pho tượng bồ tát Tara, một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng từ cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X tại Đồng Dương (Quảng Nam), cao 1,15m, được phát hiện vào năm 1978. Tượng nữ thần đứng với hai tay cầm hoa sen và vỏ ốc.

Tượng có phong cách Đồng Dương rõ ràng, phần thân trên trần trụi, dưới mặc váy dài và vải phủ ngoài với khuôn mặt nghiêm nghị, dáng vẻ oai vệ và y phục truyền thống, cùng tóc vấn cao mang hình Phật A Di Đà.

Tượng có phong cách Đồng Dương rõ ràng, phần thân trên trần trụi, dưới mặc váy dài và vải phủ ngoài với khuôn mặt nghiêm nghị, dáng vẻ oai vệ và y phục truyền thống, cùng tóc vấn cao mang hình Phật A Di Đà.

Đài thờ Trà Kiệu, một tác phẩm nghệ thuật thế kỷ VII – VIII bằng sa thạch từ Trà Kiệu (Quảng Nam), đóng vai trò quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Chăm, kết nối thần linh với đền tháp, trời và đất. Đặt tại vị trí trung tâm của ngôi tháp chính, đài thờ này không chỉ là nơi tôn kính vị thần chủ thể của ngôi tháp mà còn là điểm tập trung năng lượng tâm linh.

Đài thờ Trà Kiệu, một tác phẩm nghệ thuật thế kỷ VII – VIII bằng sa thạch từ Trà Kiệu (Quảng Nam), đóng vai trò quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Chăm, kết nối thần linh với đền tháp, trời và đất. Đặt tại vị trí trung tâm của ngôi tháp chính, đài thờ này không chỉ là nơi tôn kính vị thần chủ thể của ngôi tháp mà còn là điểm tập trung năng lượng tâm linh.

Đài thờ Đồng Dương, được làm từ sa thạch và tìm thấy tại Đồng Dương (Quảng Nam) từ cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X. Xung quanh bệ thờ, có hơn 30 khung hình chạm nổi tái hiện các sự kiện trọng đại trong cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đài thờ Đồng Dương, được làm từ sa thạch và tìm thấy tại Đồng Dương (Quảng Nam) từ cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X. Xung quanh bệ thờ, có hơn 30 khung hình chạm nổi tái hiện các sự kiện trọng đại trong cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Mặc dù đã bị sứt mẻ nhưng đài thờ Đồng Dương vẫn bảo tồn được tính toàn vẹn của các yếu tố quan trọng, về hình dạng và cấu trúc cơ bản của đài thờ vẫn còn nguyên vẹn.

Mặc dù đã bị sứt mẻ nhưng đài thờ Đồng Dương vẫn bảo tồn được tính toàn vẹn của các yếu tố quan trọng, về hình dạng và cấu trúc cơ bản của đài thờ vẫn còn nguyên vẹn.

Tượng Gajasimha, một tác phẩm nghệ thuật sa thạch từ thế kỷ XII được khám phá tại Tháp Mẫm (Bình Định) vào năm 1933-1934. Gajasimha, một linh thú trong thần thoại Ấn Độ, với đầu voi và thân sư tử, biểu tượng của quyền lực thiêng liêng và sức mạnh vô địch, kết hợp sự uy nghi và quyền năng của thần linh với sự dũng mãnh và uy quyền của vua chúa.

Tượng Gajasimha, một tác phẩm nghệ thuật sa thạch từ thế kỷ XII được khám phá tại Tháp Mẫm (Bình Định) vào năm 1933-1934. Gajasimha, một linh thú trong thần thoại Ấn Độ, với đầu voi và thân sư tử, biểu tượng của quyền lực thiêng liêng và sức mạnh vô địch, kết hợp sự uy nghi và quyền năng của thần linh với sự dũng mãnh và uy quyền của vua chúa.

Tượng Gajasimha không chỉ độc đáo về mặt biểu tượng mà còn thể hiện những đặc trưng nghệ thuật của phong cách Tháp Mẫm.

Tượng Gajasimha không chỉ độc đáo về mặt biểu tượng mà còn thể hiện những đặc trưng nghệ thuật của phong cách Tháp Mẫm.

Bức chạm sa thạch "Đản sinh Brahma" từ Mỹ Sơn (Quảng Nam), niên đại thuộc thế kỷ VII – VIII, được trang trí trên vòm cửa của tháp Mỹ Sơn E1.

Bức chạm sa thạch "Đản sinh Brahma" từ Mỹ Sơn (Quảng Nam), niên đại thuộc thế kỷ VII – VIII, được trang trí trên vòm cửa của tháp Mỹ Sơn E1.

Trong nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, ở vị trí này thường là hình ảnh của nữ thần Lakshmi – vợ của Vishnu. Hai đầu bức phù điêu là hai chim thần Garuda mình người chân chim, hình tượng Garuda này rất phổ biến trong nghệ thuật Môn – Dvaravati ở Thái Lan.

Trong nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, ở vị trí này thường là hình ảnh của nữ thần Lakshmi – vợ của Vishnu. Hai đầu bức phù điêu là hai chim thần Garuda mình người chân chim, hình tượng Garuda này rất phổ biến trong nghệ thuật Môn – Dvaravati ở Thái Lan.

Tượng thần Shiva Mỹ Sơn C1, tác phẩm điêu khắc sa thạch, một hiện vật quý giá từ tháp Mỹ Sơn C1 (Quảng Nam), được đánh giá niên đại từ thế kỷ thứ VIII được tìm thấy vào năm 1903.

Tượng thần Shiva Mỹ Sơn C1, tác phẩm điêu khắc sa thạch, một hiện vật quý giá từ tháp Mỹ Sơn C1 (Quảng Nam), được đánh giá niên đại từ thế kỷ thứ VIII được tìm thấy vào năm 1903.

Phần mặt của Tượng thần Shiva bị hư hỏng.

Phần mặt của Tượng thần Shiva bị hư hỏng.

Phù điêu Apsara Trà Kiệu, từ thế kỷ X và tìm thấy tại Trà Kiệu, Quảng Nam, là một kiệt tác điêu khắc Chăm, phản ánh sự uyển chuyển và vẻ đẹp mỹ miều của các Apsara - nàng tiên trong thần thoại Ấn Độ, sinh ra từ cuộc Khuấy Biển Sữa huyền thoại.

Phù điêu Apsara Trà Kiệu, từ thế kỷ X và tìm thấy tại Trà Kiệu, Quảng Nam, là một kiệt tác điêu khắc Chăm, phản ánh sự uyển chuyển và vẻ đẹp mỹ miều của các Apsara - nàng tiên trong thần thoại Ấn Độ, sinh ra từ cuộc Khuấy Biển Sữa huyền thoại.

Phù điêu được đặt cùng các phù điêu đế tháp và tượng vũ công phía trên để tái hiện đài thờ vũ nữ Trà Kiệu.

Phù điêu được đặt cùng các phù điêu đế tháp và tượng vũ công phía trên để tái hiện đài thờ vũ nữ Trà Kiệu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Việc thiếu ngủ có thể khiến trẻ mệt mỏi. Ảnh minh họa: INT

Duy trì giấc ngủ đều đặn

GD&TĐ - Tết là thời điểm cha mẹ và trẻ tham gia nhiều hoạt động, tiệc tùng. Đây cũng là lúc trẻ được nghỉ học với tâm trạng phấn khích, háo hức.