back

Báo Giáo dục và Thời đại OnlineE-magazine
Người dân thu hoạch rong mơ ở biển Quảng Ngãi.

Mùa khai thác rong mơ của ngư dân Quảng Ngãi

GD&TĐ - Rong mơ được xem như là món quà đặc biệt mà biển cả dành tặng cho vùng biển miền Trung. Năm nay, rong mơ được mùa, được giá nên ngư dân tỉnh Quảng Ngãi ai cũng phấn khởi.

Tháng 6 - 7 hằng năm là mùa cao điểm thu hoạch rong mơ của ngư dân Quảng Ngãi.

Tháng 6 - 7 hằng năm là mùa cao điểm thu hoạch rong mơ của ngư dân Quảng Ngãi.

Ngư dân ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn dùng lưới vây quanh những lùm rong mơ, nhằm để tránh rong bị trôi ra xa trong quá trình thu hoạch.

Ngư dân ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn dùng lưới vây quanh những lùm rong mơ, nhằm để tránh rong bị trôi ra xa trong quá trình thu hoạch.

Từ sáng sớm, các ngư dân đã bắt đầu dùng thúng chèo ra biển cách bờ từ 300 – 800 mét để khai thác rong mơ. Để cắt rong mơ, ngư dân sẽ dùng bình nén khí oxy lặn xuống biển để cắt rong. Người còn lại trên thúng sẽ dùng sào bằng tre có móc sắt để gom rong thành đống nổi trên mặc biển.

Từ sáng sớm, các ngư dân đã bắt đầu dùng thúng chèo ra biển cách bờ từ 300 – 800 mét để khai thác rong mơ. Để cắt rong mơ, ngư dân sẽ dùng bình nén khí oxy lặn xuống biển để cắt rong. Người còn lại trên thúng sẽ dùng sào bằng tre có móc sắt để gom rong thành đống nổi trên mặc biển.

Rong biển tươi được kéo vào bờ và phơi khô. Trung bình mỗi ngày với mỗi chiếc thúng ngư dân khai thác được từ 100 - 150 kg rong khô, bán lại cho thương lái với giá khoảng 8.000 đồng/kg.

Rong biển tươi được kéo vào bờ và phơi khô. Trung bình mỗi ngày với mỗi chiếc thúng ngư dân khai thác được từ 100 - 150 kg rong khô, bán lại cho thương lái với giá khoảng 8.000 đồng/kg.

Ngay từ tháng 3, những rừng rong mơ đã bắt đầu hình thành ven vùng biển Quảng Ngãi nhưng phải hơn 3 tháng sau ngư dân mới bắt đầu thu hoạch. Theo lý giải của nhiều ngư dân thì tầm tháng 6 trở đi thì rong mơ mới đạt độ dài thích hợp để khai thác. Mặt khác, trong thời gian đó những lùm rong mơ là nơi trú ngụ, sinh sản của nhiều loài thủy hải sản nên ngư dân phải chờ đến thời điểm này mới thu hoạch.

Ngay từ tháng 3, những rừng rong mơ đã bắt đầu hình thành ven vùng biển Quảng Ngãi nhưng phải hơn 3 tháng sau ngư dân mới bắt đầu thu hoạch. Theo lý giải của nhiều ngư dân thì tầm tháng 6 trở đi thì rong mơ mới đạt độ dài thích hợp để khai thác. Mặt khác, trong thời gian đó những lùm rong mơ là nơi trú ngụ, sinh sản của nhiều loài thủy hải sản nên ngư dân phải chờ đến thời điểm này mới thu hoạch.

Bà Lê Thị Hương, 66 tuổi ngụ xã Bình Hải, huyện Bình Sơn chia sẻ, dù không đi thúng ra xa để khai thác rong mơ nhưng gần một tháng qua mỗi ngày bà đều thu nhập vài trăm nghìn đồng nhờ vào vớt rong mơ gần bờ.

Bà Lê Thị Hương, 66 tuổi ngụ xã Bình Hải, huyện Bình Sơn chia sẻ, dù không đi thúng ra xa để khai thác rong mơ nhưng gần một tháng qua mỗi ngày bà đều thu nhập vài trăm nghìn đồng nhờ vào vớt rong mơ gần bờ.

Những cành rong bị đứt trong quá trình khai thác theo sóng biển trôi vào gần bờ được những người phụ nữ không thể đi thúng như bà Hương vớt và đem phơi, mỗi ngày trung bình vớt được từ 20 - 40kg rong mơ.

Những cành rong bị đứt trong quá trình khai thác theo sóng biển trôi vào gần bờ được những người phụ nữ không thể đi thúng như bà Hương vớt và đem phơi, mỗi ngày trung bình vớt được từ 20 - 40kg rong mơ.

Giá rong mơ sau khi phơi khô đang được thương lái thu mua với giá dao động từ 8.000 – 10.000 đồng.

Giá rong mơ sau khi phơi khô đang được thương lái thu mua với giá dao động từ 8.000 – 10.000 đồng.

Thời điểm này đang bước vào thời gian cuối vụ thu hoạch rong mơ nên giá có nhích hơn so với những ngày giữa tháng 6.

Thời điểm này đang bước vào thời gian cuối vụ thu hoạch rong mơ nên giá có nhích hơn so với những ngày giữa tháng 6.

Ngư dân tận dụng những bãi đá ven biển để phơi rong mơ. Gành Yến ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn là nơi có bãi đá trải dài thuận tiện cho việc phơi rong.

Ngư dân tận dụng những bãi đá ven biển để phơi rong mơ. Gành Yến ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn là nơi có bãi đá trải dài thuận tiện cho việc phơi rong.

Bà Lê Thị Đào, 55 tuổi ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn cho hay, ý thức của người dân trong việc khai thác rong mơ đúng mùa, đúng thời điểm là kết quả để duy trì nguồn lợi này hằng năm.

Bà Lê Thị Đào, 55 tuổi ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn cho hay, ý thức của người dân trong việc khai thác rong mơ đúng mùa, đúng thời điểm là kết quả để duy trì nguồn lợi này hằng năm.

Mùa rong mơ giúp cho những người phụ nữ như bà Đào, bà Hương có thêm thu nhập.

Mùa rong mơ giúp cho những người phụ nữ như bà Đào, bà Hương có thêm thu nhập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ