back

Báo Giáo dục và Thời đại OnlineE-magazine
Nhà lưu niệm Bác Hồ tại số 112, Mai Thúc Loan, phường Thuận Lộc, TP Huế. (Ảnh: Hoàng Hải).

Dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên vùng đất Cố đô Huế

GD&TĐ - Cố đô Huế là nơi gắn với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là vùng đất hình thành nên tư tưởng yêu nước của một vị lãnh tụ vĩ đại.

Nếu Nghệ An là nơi sinh ra và lớn lên của Bác Hồ, thì Thừa Thiên - Huế cũng được xem là quê hương thứ 2, là nơi mà Bác đến sinh sống, học tập và gắn bó sâu nặng với gia đình Bác thời niên thiếu.

Chính nơi đây đã nuôi dưỡng, hình thành tư tưởng yêu nước, để rồi người cộng sản Nguyễn Ái Quốc quyết định ra đi tìm đường cứu nước, giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

Bác đã có thời gian sinh sống tại Huế trong khoảng 10 năm (trong hai giai đoạn 1895 - 1901 và 1906 - 1909, khi Người ở lứa tuổi từ 5 đến 11 tuổi và từ 16 đến 19 tuổi).

Nhân dịp Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023), Báo Giáo dục và Thời đại xin giới thiệu đến bạn đọc một số địa điểm gắn liền với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên vùng đất Cố đô Huế.

Ngôi nhà số 112 Mai Thúc Loan, phường Thuận Lộc, TP Huế là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh sống khi theo gia đình vào Huế trong những năm 1985 - 1901.
Ngôi nhà số 112 Mai Thúc Loan, phường Thuận Lộc, TP Huế là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh sống khi theo gia đình vào Huế trong những năm 1985 - 1901.
Ngôi nhà rường ba gian, mái ngói giữ phong cách đặc trưng của xứ Huế.Ngôi nhà rường ba gian, mái ngói giữ phong cách đặc trưng của xứ Huế.

Ngôi nhà rường ba gian, mái ngói giữ phong cách đặc trưng của xứ Huế.

Theo tài liệu, năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) thi đỗ cử nhân ở trường thi Hương Nghệ An. Năm 1895, ông vào Huế thi Hội nhưng không đỗ. Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo, ông xin vào học Trường Quốc Tử Giám - Huế và được chấp nhận.

Ông về quê bàn với gia đình, đưa vợ con cùng vào Huế để gia đình có điều kiện giúp đỡ ông học hành và ông cũng có thời gian chăm sóc và nuôi dạy các con. Đến Huế, nhờ người quen giới thiệu ông đã thuê được một gian nhà nhỏ ở đường Đông Ba, là ngôi nhà di tích hiện nay.

Sống trong ngôi nhà nhỏ ở Thành Nội, cụ Nguyễn Sinh Sắc chuyên tâm học hành, còn bà Hoàng Thị Loan thức khuya, dậy sớm quán xuyến việc gia đình, quay tơ dệt vải, chăm sóc con cái, giúp chồng yên tâm đèn sách.

Những kỷ vật trong ngôi nhà rường truyền thống như khung cửi, mâm cơm… gắn liền với thời thơ ấu của Bác Hồ.Những kỷ vật trong ngôi nhà rường truyền thống như khung cửi, mâm cơm… gắn liền với thời thơ ấu của Bác Hồ.
Những kỷ vật trong ngôi nhà rường truyền thống như khung cửi, mâm cơm… gắn liền với thời thơ ấu của Bác Hồ.
Bà Hoàng Thị Loan sau khi sinh người con thứ 4 là Nguyễn Sinh Nhuận, do sức khoẻ yếu, bà lâm bệnh và qua đời vào ngày 10/2/1901 khi ở tuổi 33. Bà qua đời để lại cậu bé Nguyễn Sinh Cung lúc ấy mới 11 tuổi, người em tên Xin mới chào đời, chẳng bao lâu cũng mất. Ngôi nhà trên được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 2/2/1993.
Bà Hoàng Thị Loan sau khi sinh người con thứ 4 là Nguyễn Sinh Nhuận, do sức khoẻ yếu, bà lâm bệnh và qua đời vào ngày 10/2/1901 khi ở tuổi 33. Bà qua đời để lại cậu bé Nguyễn Sinh Cung lúc ấy mới 11 tuổi, người em tên Xin mới chào đời, chẳng bao lâu cũng mất. Ngôi nhà trên được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 2/2/1993.
Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, TP Huế.Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, TP Huế.

Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, TP Huế.

Đây là ngôi nhà nơi Bác đã sống cùng cha và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm trong thời gian cụ Nguyễn Sinh Sắc về đây dạy học, từ năm 1898 đến 1900. Tại lớp học chữ Hán của cha trong ngôi nhà này, Bác Hồ đã được học những chữ Hán đầu tiên, đặt nền móng cho nền học vấn Hán học của Người.Đây là ngôi nhà nơi Bác đã sống cùng cha và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm trong thời gian cụ Nguyễn Sinh Sắc về đây dạy học, từ năm 1898 đến 1900. Tại lớp học chữ Hán của cha trong ngôi nhà này, Bác Hồ đã được học những chữ Hán đầu tiên, đặt nền móng cho nền học vấn Hán học của Người.
Đây là ngôi nhà nơi Bác đã sống cùng cha và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm trong thời gian cụ Nguyễn Sinh Sắc về đây dạy học, từ năm 1898 đến 1900. Tại lớp học chữ Hán của cha trong ngôi nhà này, Bác Hồ đã được học những chữ Hán đầu tiên, đặt nền móng cho nền học vấn Hán học của Người.
Nhà lưu niệm là căn nhà gỗ nhỏ bé với kiến trúc xưa ba gian, mái lợp bằng tranh, được bài trí bởi những vật dụng đơn sơ. Xung quanh nhà là những hàng cau, cây sứ, cùng những vật dụng như chiếc chum, vại, gáo múc nước…Nhà lưu niệm là căn nhà gỗ nhỏ bé với kiến trúc xưa ba gian, mái lợp bằng tranh, được bài trí bởi những vật dụng đơn sơ. Xung quanh nhà là những hàng cau, cây sứ, cùng những vật dụng như chiếc chum, vại, gáo múc nước…

Nhà lưu niệm là căn nhà gỗ nhỏ bé với kiến trúc xưa ba gian, mái lợp bằng tranh, được bài trí bởi những vật dụng đơn sơ. Xung quanh nhà là những hàng cau, cây sứ, cùng những vật dụng như chiếc chum, vại, gáo múc nước…

Ngôi nhà tại làng Dương Nỗ đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia theo Quyết định 296/VH-QĐ ngày 26/3/1990. Tiếp đó, ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2280/QĐ-TTg công nhận Di tích Quốc gia Đặc biệt đối với ngôi nhà trên cùng với ngôi nhà tại số 112 Mai Thúc Loan.Ngôi nhà tại làng Dương Nỗ đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia theo Quyết định 296/VH-QĐ ngày 26/3/1990. Tiếp đó, ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2280/QĐ-TTg công nhận Di tích Quốc gia Đặc biệt đối với ngôi nhà trên cùng với ngôi nhà tại số 112 Mai Thúc Loan.
Ngôi nhà tại làng Dương Nỗ đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia theo Quyết định 296/VH-QĐ ngày 26/3/1990. Tiếp đó, ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2280/QĐ-TTg công nhận Di tích Quốc gia Đặc biệt đối với ngôi nhà trên cùng với ngôi nhà tại số 112 Mai Thúc Loan.
Trường Trung học Phổ thông chuyên Quốc học Huế là ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng theo học vào những năm đầu thế kỷ 20. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành là một trong mười học sinh giỏi nhất Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị trung học tại Trường Quốc học khóa 1908 - 1909.Trường Trung học Phổ thông chuyên Quốc học Huế là ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng theo học vào những năm đầu thế kỷ 20. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành là một trong mười học sinh giỏi nhất Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị trung học tại Trường Quốc học khóa 1908 - 1909.

Trường Trung học Phổ thông chuyên Quốc học Huế là ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng theo học vào những năm đầu thế kỷ 20. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành là một trong mười học sinh giỏi nhất Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị trung học tại Trường Quốc học khóa 1908 - 1909.

Bức tượng cậu học trò Nguyễn Tất Thành được đặt ở vị trí trang trọng nhất giữa sân trường.
Bức tượng cậu học trò Nguyễn Tất Thành được đặt ở vị trí trang trọng nhất giữa sân trường.
Vào học ở Trường Quốc Học, Nguyễn Tất Thành có điều kiện tiếp thu nền văn minh phương Tây sâu sắc hơn, nhưng Người cũng hiểu rõ hơn bản chất khai hoá mị dân của khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” mà thực dân Pháp đang rao giảng.Vào học ở Trường Quốc Học, Nguyễn Tất Thành có điều kiện tiếp thu nền văn minh phương Tây sâu sắc hơn, nhưng Người cũng hiểu rõ hơn bản chất khai hoá mị dân của khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” mà thực dân Pháp đang rao giảng.

Vào học ở Trường Quốc Học, Nguyễn Tất Thành có điều kiện tiếp thu nền văn minh phương Tây sâu sắc hơn, nhưng Người cũng hiểu rõ hơn bản chất khai hoá mị dân của khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” mà thực dân Pháp đang rao giảng.

Di tích Tòa khâm sứ Trung Kỳ (phía trước Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế). Nơi đây đã diễn ra cuộc biểu tình chống sưu cao, thuế nặng của nhân dân Thừa Thiên - Huế. Cuộc chống thuế diễn ra từ ngày 9 - 13/4/1908. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó với tên gọi Nguyễn Tất Thành đã cùng với một số học sinh tham gia đoàn biểu tình, bao vây Tòa khâm sứ đưa yêu sách đòi giảm sưu, thuế.

Di tích Tòa khâm sứ Trung Kỳ (phía trước Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế). Nơi đây đã diễn ra cuộc biểu tình chống sưu cao, thuế nặng của nhân dân Thừa Thiên - Huế. Cuộc chống thuế diễn ra từ ngày 9 - 13/4/1908. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó với tên gọi Nguyễn Tất Thành đã cùng với một số học sinh tham gia đoàn biểu tình, bao vây Tòa khâm sứ đưa yêu sách đòi giảm sưu, thuế.

Từ hiện thực sinh động của cuộc sống ở Huế, với tình thương của gia đình, tình nghĩa đồng bào, bà con, lối xóm đã nuôi dưỡng tâm hồn cao đẹp, hình thành nhân cách cao quý, một tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới.

Dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Cố đô Huế. (Video: Hoàng Hải).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ