back

Báo Giáo dục và Thời đại OnlineE-magazine
Cô giáo Huỳnh Trần Phương Thảo có niềm đam mê với bộ môn Lịch sử.

Cô giáo xinh đẹp Quảng Ngãi kiến tạo bài giảng khiến học sinh 'không rời mắt'

GD&TĐ - Không chỉ sở hữu nhan sắc khả ái, ưa nhìn, cô giáo Huỳnh Trần Phương Thảo có phương pháp dạy học môn Lịch sử cuốn hút, gợi cảm hứng cho học sinh.

Tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, cô Huỳnh Trần Phương Thảo (SN 2000, trú ở phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được tuyển dụng vào Trường liên cấp Thành phố Giáo dục quốc tế Quảng Ngãi (IEC Quảng Ngãi) với vị trí giáo viên bộ môn Lịch sử.

Cô Thảo làm giáo viên tại IEC Quảng Ngãi từ tháng 8/2022, dạy khối Trung học phổ thông.

Trong mỗi tiết dạy, cô luôn chú trọng cảm xúc học sinh, làm sao để học sinh hứng thú. Ảnh: Đ. ĐứcTrong mỗi tiết dạy, cô luôn chú trọng cảm xúc học sinh, làm sao để học sinh hứng thú. Ảnh: Đ. Đức
Trong mỗi tiết dạy, cô luôn chú trọng cảm xúc học sinh, làm sao để học sinh hứng thú. Ảnh: Đ. Đức

Dạy Lịch sử, môn học được cho là nặng về kiến thức với các dữ liệu "khó nhằn", cô Phương Thảo luôn chú trọng cảm xúc của học sinh trong mỗi tiết học và trăn trở làm sao để tạo hứng thú nhất cho học sinh.

Nét đẹp dịu dàng của cô giáo Phương Thảo trong trang phục của trường.
Nét đẹp dịu dàng của cô giáo Phương Thảo trong trang phục của trường.
Mang nét đẹp nhẹ nhàng, tươi trẻ, cô Thảo chiếm được thiện cảm của học sinh, lẫn đồng nghiệp.
Mang nét đẹp nhẹ nhàng, tươi trẻ, cô Thảo chiếm được thiện cảm của học sinh, lẫn đồng nghiệp.
Là cô giáo trẻ, cô Thảo luôn tự tin và năng động.
Là cô giáo trẻ, cô Thảo luôn tự tin và năng động.
Cô Thảo tươi trẻ trong bộ trang phục giản dị.
Cô Thảo tươi trẻ trong bộ trang phục giản dị.

Mang nét đẹp dịu dàng, vẻ ngoài khả ái ưa nhìn, cô giáo Huỳnh Trần Phương Thảo cũng chiếm được thiện cảm của học sinh, lẫn đồng nghiệp. Hơn nữa, sự mềm mại trong việc truyền tải kiến thức cùng phương pháp dạy học khá cuốn hút khiến học sinh chăm chú.

Khuôn mặt cô Thảo luôn nở nụ cười tươi trẻ.
Khuôn mặt cô Thảo luôn nở nụ cười tươi trẻ.

Cô giáo Huỳnh Trần Phương Thảo chia sẻ, khi đi học THPT cô cũng yêu thích môn Sử. Cô Thảo học được phong cách dạy Sử cuốn hút ấy từ chính cô giáo của mình. Sau này, khi trở thành giáo viên, cô Thảo áp dụng phong cách truyền đạt kiến thức như vậy nhằm tăng sự hứng thú cho học sinh.

Cô Thảo nhẹ nhàng trong trang phục áo dài của nhà trường.
Cô Thảo nhẹ nhàng trong trang phục áo dài của nhà trường.

Cô Thảo cho rằng, khi dạy Lịch sử mà yêu cầu học sinh thuộc bài, nhớ các sự kiện, số liệu thì rất khó khăn, học sinh cũng ít hứng thú với môn học. Suy nghĩ như vậy, cô Thảo luôn chú trọng cảm xúc của học sinh trong từng tiết học, thay đổi phương pháp dạy làm sao cho học sinh hứng thú nhất.

Nét tự nhiên trong đời sống thường ngày. Ảnh: NVCC
Nét tự nhiên trong đời sống thường ngày. Ảnh: NVCC

Cũng theo cô Phương Thảo, dạy Lịch sử phải truyền cảm hứng, vừa khơi gợi lòng yêu nước cho học sinh.

“Ngoài dạy kiến thức, tôi lồng ghép các câu chuyện bên lề, hay tạo ra mô hình cho học sinh dễ nhớ, thậm chí cho học sinh đóng vai nhân vật”, cô Thảo nói.

Trong công tác chuyên môn, cô Thảo luôn đổi mới phương pháp truyền dạy kiến thức cho học sinh.
Trong công tác chuyên môn, cô Thảo luôn đổi mới phương pháp truyền dạy kiến thức cho học sinh.

Phương pháp dạy học tích cực là thay vì chỉ giáo viên nói thì lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh trao đổi, phản biện. Một số tiết học, cô Thảo tạo ra các mô hình cho học sinh dễ nắm bắt.

Cô Thảo lồng ghép các câu chuyện bên lề để thu hút học sinh.
Cô Thảo lồng ghép các câu chuyện bên lề để thu hút học sinh.

Khi đứng lớp truyền đạt kiến thức về nền Văn minh Đại Việt, cô Phương Thảo lồng ghép vào các câu chuyện, tổ chức trò chơi lắp ghép dữ kiện lịch sử và chia các nhóm học sinh tham gia.

“Dạy Lịch sử rất khó, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nước, có sự nhiệt huyết với bài dạy. Tôi thường đặt câu hỏi cho mình, tiết học đó học sinh có thích thú, hào hứng hay không?”, cô Thảo cho hay.

Cùng với dạy học trên lớp, nhà trường cũng tạo điều kiện để giáo viên tổ chức các hoạt động mang tính trải nghiệm thực tế.

Tiết học Lịch sử của cô giáo Thảo luôn khiến học sinh hứng thú.
Tiết học Lịch sử của cô giáo Thảo luôn khiến học sinh hứng thú.

Cô Phương Thảo cũng cho rằng, dạy học tại một ngôi trường có cơ sở vật chất tốt, đồng bộ giúp cô phát triển được kỹ năng và phương pháp dạy học để áp dụng nâng cao hiệu quả.

Bài học luôn sôi nổi, học sinh cùng trao đổi với cô giáo.
Bài học luôn sôi nổi, học sinh cùng trao đổi với cô giáo.

Em Đỗ khánh Linh, học sinh lớp 11 cho biết, cô Thảo có phương pháp dạy học cuốn hút, gây hứng thú cho các em. Mỗi tiết học Lịch sử luôn được các em chờ đợi.

Tiết học Lịch sử cũng là môn học được học sinh mong đợi. Ảnh: Vũ Long
Tiết học Lịch sử cũng là môn học được học sinh mong đợi. Ảnh: Vũ Long

Thầy giáo Nguyễn Thành Diển, Giám đốc - Hiệu trưởng IEC Quảng Ngãi cho biết, với ưu thế là trường được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, IEC là môi trường học tập lý tưởng đối với học sinh.

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên của nhà trường vững về chuyên môn, đáp ứng tốt yêu cầu dạy học.

Cô Phương Thảo được nhà trường khen ngợi vì những nỗ lực trong hoạt động giảng dạy.

Cô Phương Thảo được nhà trường khen ngợi vì những nỗ lực trong hoạt động giảng dạy.

Trong mỗi tiết học, cô và trò luôn tương tác để tăng sự hấp dẫn cho bài học.
Trong mỗi tiết học, cô và trò luôn tương tác để tăng sự hấp dẫn cho bài học.

“Trong số những giáo viên công tác tại trường, cô Huỳnh Trần Phương Thảo là giáo viên trẻ, năng động trong công việc chuyên môn. Với phương pháp dạy học linh hoạt, cô Thảo luôn truyền đến học sinh niềm cảm hứng học tập, khiến các em yêu thích môn Lịch sử”, thầy Diễn cho hay.

IEC Quảng Ngãi là hệ sinh thái giáo dục quốc tế toàn diện, được NHG triển khai xây dựng với đầy đủ cấp học từ Mầm non đến Lớp 12.

Ngôi trường đáp ứng đa dạng nhu cầu học sinh với chương trình chất lượng cao hội nhập quốc tế, chương trình song ngữ quốc tế

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cựu Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg

Cựu Tổng thư ký NATO có công việc mới

GD&TĐ -Cựu Tổng thư ký tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg sẽ là Chủ tịch Hội nghị An ninh Quốc tế Munich (MSC) kể từ năm tới.