Chính phủ kêu gọi điều tra
Cũng trong ngày 2/8, đích thân Tổng thống Emmerson Mnangagwa đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về vụ bạo lực. Trong một loạt các dòng trạng thái được đăng tải trên Tweet, ông Mnangagwa xác nhận rằng đang tiến hành đàm phán với lãnh đạo đối lập Nelson Chamisa trong một nỗ lực để làm dịu tình hình.
“Chúng tôi tin vào tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Những người chịu trách nhiệm (của vụ bạo lực ngày 1/8) cần được xác định và đưa ra công lý” - ông nói thêm.
Bạo lực bùng phát sau khi những người ủng hộ phe đối lập phản đối việc chậm trễ công bố tỷ lệ phiếu bầu, kéo theo phản ứng cứng rắn của lực lượng an ninh, với sự can thiệp có phần thô bạo của quân đội, đã làm hỏng cuộc bầu cử đầu tiên của đất nước Zimbabwe vốn đang kiệt quệ của về kinh tế lẫn niềm tin. Đáng nói hơn, đây là cuộc bầu cử đầu tiên tại quốc gia nằm ở phía Nam châu Phi này, kể từ khi nhà lãnh đạo kỳ cựu Robert Mugabe bị lật đổ sau 37 năm làm Tổng thống. Không ngạc nhiên khi Liên Hiệp Quốc, Mỹ và Anh đều lên tiếng về vụ việc cũng như bày tỏ lo ngại hệ lụy sẽ còn kéo dài ở quốc gia này.
Khách quan mà nói thì tình hình ở Harare trong ngày 2/8 đã dịu đi rất nhiều so với cách đó một hôm. Lác đác vẫn có những nhóm phản đối xuất hiện, nhưng không còn rầm rộ và kích động nữa. Nhưng nói cho đúng, sự lắng dịu chủ yếu là bởi sự xuất hiện dày đặc của cảnh sát và và quân đội có vũ trang, thậm chí cả xe bọc thép, chốt chặn và tuần tra khắp các đường phố.
Chính phủ Zimbabwe đang có quá nhiều lý do để lo lắng. Mặc dù ông Emmerson Mnangagwa được quân đội đưa lên nắm quyền thay ông Robert Mugabe sau cuộc đảo chính bất ngờ hồi tháng 11/2017, nhưng phe đối lập vẫn cho rằng thực tế ông Emmerson Mnangagwa (vốn là một cựu Tổng thống) vẫn duy trì mọi chính sách của chính quyền cũ.
Đáp lại, ông đã đưa ra rất nhiều hứa hẹn ngay khi lên nhậm chức, trong đó có việc sớm tổ chức bầu cử một cách công bằng, dân chủ nhất. Điều đó không chỉ đảm bảo chính phủ sẽ thay đổi, mà còn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và hồi sinh nền kinh tế ốm yếu của đất nước. Thế nhưng, cách thức tổ chức cũng như việc chậm trễ công bố kết quả bầu cử đã khiến người dân bất bình và phe đối lập lấy cớ cáo buộc gian lận.
Tìm kiếm giải pháp hòa bình
Theo thông tin được cơ quan bầu cử cung cấp, Đảng cầm quyền Zanu-PF của Tổng thống Mnangagwa đã giành được đa số ghế trong quốc hội; nhưng kết quả này lại làm gia tăng các cáo buộc về sự can thiệp bầu cử của phe đối lập.
Phong trào đối lập Vì sự thay đổi dân chủ khẳng định rằng ông Nelson Chamisa - người lãnh đạo đảng kể từ sau cái chết của người sáng lập Morgan Tsvangirai hồi tháng 2/2018 - mới thực sự là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Hàng trăm người ủng hộ phe đối lập đã biểu tình phản đối trên đường phố hôm 1/8. Dường như súng đã nổ khi cảnh sát và quân đội cố gắng để giải tán những người biểu tình. Hơi cay và vòi rồng cũng được sử dụng khi đám đông chạy trốn khỏi hiện trường. Lực lượng an ninh bị cáo buộc đã đánh đập những người biểu tình. Nhiều lốp xe cháy có thể được nhìn thấy trên lề đường trong khi các xe bọc thép tuần tra thủ đô và một chiếc trực thăng cảnh sát bay trên không.
Mnangagwa đã phản ứng trước tình trạng bất ổn bằng cách kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị của đất nước ông theo đuổi một giải pháp hòa bình cho tình hình hiện tại.
“Khi ngày thảm kịch này kết thúc, tôi xin tất cả các nhà lãnh đạo chính trị cùng cộng đồng nói to và rõ ràng cho tất cả những người theo mình: Hãy tìm kiếm Hòa bình và theo đuổi nó!” - ông bày tỏ trên Tweet.