Yên Bái: Xây dựng 5 phương án ứng phó với dịch Covid-19

Yên Bái: Xây dựng 5 phương án ứng phó với dịch Covid-19

Theo đó, dựa trên kế hoạch điều chỉnh lần 2, khung thời gian năm học 2019-2020, kết thúc năm học trước ngày 15/7 của Bộ GD&ĐT và thực hiện các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về giảm tải nội dung giáo dục, giảm tải mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục mầm non và diễn biến tình hình dịch bệnh tại địa phương, Sở đã xây dựng kịch bản với 5 phương án dạy học phù hợp với thực tế phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo các kỳ thi vẫn được tổ chức. Cụ thể:

Phương án 1: học sinh trở lại trường học từ ngày 16/4, thời gian còn 12 tuần học và kiểm tra đánh giá (sau đây gọi là tuần học):

Giáo dục Mầm non (GDMN): Giảm chủ đề, giảm thời gian thực hiện chủ đề. Lựa chọn một số mục tiêu cơ bản, xây dựng nội dung, tổ chức hoạt động đảm bảo trải đều trong 5 lĩnh vực với mỗi độ tuổi. Tăng cường hoạt động học có chủ đích trong ngày (có thể bố trí 2 hoạt động/ ngày), để bổ sung kiến thức, kỹ năng cơ bản theo từng độ tuổi đảm bảo nội dung chương trình, vùng có trẻ em dân tộc thiểu số tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi;

Yên Bái: Xây dựng 5 phương án ứng phó với dịch Covid-19 ảnh 1
Ông Vương Văn Bằng- Giám đốc Sở GD&ĐT Yên Bái

Giáo dục Tiểu học (GDTH) đảm bảo kết thúc chương trình vào ngày 10/7, thời gian còn lại dành cho ôn tập.

Giáo dục Trung học (GDTrH), Giáo dục thường xuyên (GDTX) kết thúc chương trình trước 15/7, học sinh sẽ không phải học bù, các kỳ thi vẫn được tổ chức.

Phương án 2: Học sinh trở lại trường học từ ngày 4/5, thời gian còn 10 tuần học:

GDMN tiếp tục giảm chủ đề, giảm thời gian thực hiện chủ đề, xây dựng kế hoạch giáo dục tại nhà trường, tập trung các lĩnh vực: Giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức; giáo dục phát triển ngôn ngữ, vùng có trẻ em dân tộc thiểu số tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi. 

Giảm một số mục tiêu, nội dung ở lĩnh vực: Giáo dục thẩm mỹ; giáo dục phát triển tình cảm, kỹ xã hội. Nhà trường phối hợp phụ huynh dạy trẻ tại nhà; giáo viên chia sẻ tài liệu, đồng thời hướng dẫn, tư vấn cho phụ huynh dạy trẻ những nội dung chưa được giáo dục tại trường.

GDTH thực hiện dạy bù 2 buổi/ngày để kết thúc chương trình vào ngày 15/7. Các lớp học 2 buổi/ngày sẽ bố trí các buổi chiều để bù chương trình, các lớp không học 2 buổi/ngày nếu nhà trường còn phòng học thì bố trí dạy bù vào các buổi chiều, nếu không có phòng sẽ bố trí dạy bù vào 2 ngày thứ bảy.

GDTrH, GDTX: đảm bảo kết thúc chương trình trước 15/7; học sinh sẽ không phải học bù, các kỳ thi vẫn được tổ chức.

Phương án 3: Học sinh trở lại trường học từ ngày 15/5, thời gian còn 8 tuần học:

GDMN: giáo dục tại nhà trường chỉ thực hiện 2 chủ đề cuối năm học, giảm thời gian thực hiện chủ đề: Tập trung lĩnh vực giáo dục phát triển vận động, giáo dục phát triển nhận thức; giáo dục phát triển ngôn ngữ; riêng đối với trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1.

Đối với vùng dân tộc thiểu số tăng cường tiếng Việt, dạy trẻ nghe, hiểu, nói thành thạo tiếng Việt trước khi vào trường tiểu học. Giáo dục phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm kỹ năng, xã hội. Tiếp tục phối hợp với phụ huynh dạy trẻ tại nhà.

Yên Bái: Xây dựng 5 phương án ứng phó với dịch Covid-19 ảnh 2
Giáo viên tỉnh Yên Bái dạy học chuyên đề ôn tập trên truyền hình. Ảnh: Việt Hà

GDTH: học sinh phải học bù 12 buổi, các lớp học 2 buổi/ngày sẽ bố trí các buổi chiều để bù chương trình, các lớp không học 2 buổi/ngày nếu nhà trường còn phòng học thì bố trí dạy bù vào các buổi chiều, nếu không có phòng học sẽ bố trí dạy bù vào 8 ngày thứ bảy, 4 ngày chủ nhật.

GDTrH, GDTX học sinh sẽ phải học bù 12 buổi vào các buổi chiều và ngày chủ nhật hàng tuần; các kỳ thi vẫn được tổ chức, kết thúc năm học trước ngày 15/7.

Phương án 4: học sinh trở lại trường học từ ngày 01/6, thời gian còn 6 tuần học

GDMN: Giáo dục tại nhà trường chỉ thực hiện 1 chủ đề cuối năm học, lựa chọn mục tiêu, nội dung, hoạt động để xây dựng kế hoạch dục tại nhà trường cho phù hợp, tập trung: Giáo dục phát triển nhận thức; giáo dục phát triển ngôn ngữ; giáo dục phát triển thể chất. Chuẩn bị tâm thế cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1; tăng cường tiếng Việt cho trẻ em 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số.

Nội dung giáo dục phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm kỹ năng, xã hội tiếp tục phối hợp với gia đình dạy trẻ tại gia đình

GDTH: các lớp học 2 buổi/ngày sẽ phải bố trí học bù vào các ngày thứ bảy; các lớp không học 2 buổi/ngày nếu nhà trường còn phòng học thì bố trí dạy bù vào các buổi chiều và thứ bảy, nếu không có phòng sẽ bố trí dạy bù vào tất cả các ngày thứ bảy, chủ nhật và kết thúc chương trình sau nhưng vẫn kiểm tra học kỳ theo đúng tiến độ chung (học đến đâu kiểm tra đến đó).

GDTrH, GDTX: học sinh sẽ phải học bù 4 tuần, 24 buổi học dự kiến vào các buổi chiều và ngày chủ nhật hàng tuần; trong phương án này, Sở GD&ĐT sẽ chỉ đạo tiếp tục tinh giản chương trình học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tổng thời lượng giảm tải lên 7 tuần; các kỳ thi vẫn được tổ chức, kết thúc năm học trước ngày 15/7.

Theo ông Vương Văn Bằng, trên cơ sở diễn biến dịch bệnh hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Sở dự kiến tham mưu với tỉnh cho học sinh tạm nghỉ đến hết 30/4, học sinh đi học trở lại. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế diễn biến dịch bệnh, tỉnh Yên Bái có thể quyết định cho phép học sinh đi học trở lại tùy theo điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.